Người đăng: Thu Trang   Ngày: 30/03/2020   Lượt xem: 792

Tôi là một Graphic designer có khoảng 3 năm kinh nghiệm không quá nhiều đối với 1 người làm nghề này. Trước đây tôi luôn luôn tự đặt câu hỏi và đưa ra những sự so sánh rằng:

“Tôi đang ở đâu? Tôi hơn ai? Hay chưa bằng ai?..” và rồi tôi điên cuồng vơ vào hàng tá các lý thuyết mà tôi góp nhặt được trong quá trình làm việc cũng như trên internet. Để rồi có những lúc nhìn lại kiến thức của tôi như 1 cái

“Thùng nước gạo”, hỗn độn, rối rắm… thứ gì cũng có 1 ít, nhưng chẳng đâu vào đâu. Nó thiếu đi sự thống kê, sắp xếp có trật tự. Đây là hệ quả tất yếu của đa số những người không được đào tạo 1 cách bài bản như tôi (tôi nói đa số không phải tất cả). Điều này dẫn đến 1 cách tư duy thiếu chiều sâu, thiếu logic và thiếu đi sự chuyên nghiệp hay nói cụ thể hơn là thiếu đi 1 quy trình.

“Tư duy sẽ dẫn đến hành động.” Do có nhiều sự chắp vá, không có quy trình cụ thể dẫn đến làm việc phụ thuộc quá nhiều vào cảm hứng. Và khi không có cảm hứng thì đương nhiên rơi vào bế tắc.

Nhưng đâu thể u mê mãi được, tôi bắt đầu chậm lại và suy nghĩ nhiều hơn. Tôi đặt ra nhiều câu hỏi hơn và cố gắng tìm ra lý giải hợp lý cho những câu hỏi đó.

1. Bắt đầu từ việc hiểu 1 cách đúng nghĩa, không nhầm lẫn hay hoang tưởng về nghề của mình – Graphic design?

Theo tôi hiểu thiết kế đồ hoạ là việc mà người làm thiết kế vay mượn, sử dụng 1 số các yếu tố như: Màu sắc, hình khối, chất liệu, typo… để truyền tải 1 thông điệp hay 1 tin nhắn của nhãn hàng, doanh nghiệp tới 1 nhóm đối tượng khách hàng của họ. Designer không phải là Artist và Design được phân chia thành nhiều nhánh rõ ràng và tương đối rộng lớn.

2. Vậy để trở thành 1 Designer tốt bạn cần những gì?

Câu này khó và vẫn theo quan điểm cá nhân tôi mấy ông designer kiểu dạng: “Trên thông thiên văn dưới tường địa lý, biết tý phong thuỷ.” :))))) Không phải tự đề cào nghề nghiệp đâu nhưng tôi sẽ lý giải như sau:

Để trở thành design tốt trước tiên bạn phải nắm vững các kiến thứ nền như:

+ Typography

+ Màu sắc và ý nghĩa màu sắc

+ Hình khối và ý nghĩa của nó….

Những kiến thức này sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn đúng đắn về sự vật, hiện tượng liên quan. Giúp ích rất nhiều trong công việc của mỗi designer. Bởi vì theo tôi những thứ kinh khủng, sáng tạo nhất đôi khi lại được tạo ra từ những điều đơn giản nhất.

Sau đó là rất nhiều kiến thức liên quan: (Cái này đôi khi là còn dùng để chém gió với khách hàng)

+ Chất liệu

+ Phong thuỷ

+ Trường phái nghệ thuật

+ Đôi khi có cả lịch sử

+ Có khi lại cả là chính trị…

Để mà nói hết ở đây thì chắc bài viết phải rất dài nhưng tôi có thể chốt lại bằng 1 câu nói của 1 người bạn cũng là người thầy của tôi:

“Làm Design cũng chính là việc nghiên cứu Văn hoá”

Ví dụ: Bạn thiết kế Logo cho doanh nghiệp tên A

- Đương nhiên bạn phải tìm hiểu về văn hoá DN về tính cách, con người của người sáng lập. Có được cái nhìn tổng quan mà khách hàng mong muốn hướng tới.

- Bạn quyết định chọn hình khối, biểu tượng nào đó thì bạn phải đưa ra ý nghĩa của nó. Hình vuông thì vững trãi, chắc chắn nhưng lại mang tính chất có phần khuôn mẫu, buồn tẻ. Hình tròn thì mang tính chất mềm mại, vô tận, chuyển động…

- Sau đó đến khâu lựa chọn màu sắc – Đỏ thì máu lửa nhiệt huyết, chiến tranh, chết chóc… Xanh Blue thì nhẹ nhàng, tin tưởng, tươi mát… kết hợp làm sao cho hợp lý giữu các màu sắc với nhau cũng chẳng dễ dàng gì (món này ở VN là có dính dáng đến phong thuỷ là văn hoá riêng của 1 vài quốc gia châu Á)

- Kế đến là Typography đây đúng là 1 bộ môn khoa học, nó vô cùng khó và có lịch sử tồn tại lâu dài theo suốt tiến trình phát triển của loài người. Mỗi typeface lại mang 1 cá tính rất riêng biệt. Font không chân thì hiên đại khoẻ khoắn, font có chân thì cổ điển sang trọng, font viết tay thì nhẹ nhàng thanh lịch…

- Rồi cuối cùng đến suy sét đến việc sử dụng logo - logo được in ấn hay thi công trên chất liệu gì? Nếu in ấn thì thế nào? Dập nổi hay khắc gỗ thì ra sao? Vân vân và mây mây…

Ngoài kia có rất nhiều cao nhân nên việc bạn cứ mải miết đi so sánh và cố gắng để trở thành 1 ai điều đó thực sự là ngu ngốc. Chúng ta tồn tại trên thế giới này như 1 cá thể độc lập và riêng biệt không ai gống ai. Mỗi người có cách tư duy và nhận thức khác nhau, mỗi người lại có 1 điểm mạnh điểm yếu riêng. Hãy tìm ra thế mạnh của của mình phát huy nó, vươn tâm nó. Mở rộng mối quan hệ của bạn, Collab của 1, 2 người hay 1 nhóm người làm chung 1, hay nhiều Project đang là xu hướng và chúng ta sẽ bù trừ cho nhau để tạo ra những sản phẩm tốt hơn.

(Fb Cuong Nguyen)

(2 ratings)

Tags: Graphic Designer