Người đăng: writerslife   Ngày: 01/11/2019   Lượt xem: 1350

Viết nội dung trên các phương tiện Social Media: Gợi ý 7 mẹo cần thiết cho Writer: Chắc chắn những tác phẩm tuyệt vời đều được tạo nên từ những người tài năng xuất chúng và có khả năng sáng tạo bẩm sinh. Nhưng bất cứ ai trong chúng ta đều có những câu chuyện đặc biệt của riêng mình phải không?

Không quan trọng bạn đang ở mức độ kinh nghiệm nào, chỉ cần bạn luôn chăm chỉ trau dồi kiến thức, tôn trọng những ý tưởng của bản thân và tự tin, bạn có thể sẽ chiếm được cảm tình của độc giả theo cách nào đó, truyền động lực cho họ và chuyển đổi hành động.

Viết nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội: Gợi ý 7 mẹo cần thiết cho Writer

Một vài lời khuyên dưới đây sẽ cho bạn biết bạn cần làm thế nào.

1. Viết với một mục đích rõ ràng

Hãy viết mục đích đó ở đầu bản thảo của bạn. Để giữ tâm trí của bạn luôn hướng về mục tiêu trong khi bạn viết.

Đối với một email, bài đăng trên blog hay với bất kỳ bài đăng nào trên phương tiện truyền thông xã hội cùng đều cần rõ ràng về mục đích.

Hành động nào bạn muốn người đọc thực hiện? Nhấp vào nút mua, gọi hoặc liên hệ với chúng tôi?

Hoặc có thể bạn chỉ muốn họ cảm thấy một điều gì đó: Đồng cảm? Hạnh phúc? Nắm được tin tức?

Và mục tiêu phổ biến hơn là BÁN HÀNG. Các bài đăng trên mạng xã hội thường là một phương pháp bán hàng hàng đầu. Và đó cùng là một cơ hội để xây dựng, hiển thị và chia sẻ thương hiệu của bạn.

Viết với mục đích sẽ tăng sự tập trung của bạn.

2. Cứ để ý tưởng “chảy” hết ra khỏi đầu một cách TỰ NHIÊN

Bất cứ khi nào bạn bắt tay vào viết một tác phẩm mới, nếu bạn đã có ý tưởng cho riêng mình hãy viết và viết như thể bạn chỉ còn 5 phút cuối nộp bài trong kỳ thi quan trọng. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần viết ra bất cứ điều gì trong đầu, mà không dừng bút hay dừng gõ phím lại.

Hãy tạm thời quên đi những cấu trúc câu, tính mạch lạc hay các dấu câu v.v. mà chỉ giữ ngón tay của bạn di chuyển.

Đây là một bài tập rèn luyện não, chứ chưa phải là một quá trình viết hoàn hảo. Chỉnh sửa sẽ ở bước 2, chỉ cần bạn không trộn cả hai bước!

3. Hãy để bài viết của bạn được “thở”

Tuy nhiên, trước khi bạn đi sâu vào chỉnh sửa, hãy dành thời gian cho bản thân và công việc khác của mình. Dưới đây là một số ý tưởng để làm với chính mình trong thời gian nghỉ:

Đọc một cuốn sách (không phải cuốn bạn đã viết).

Viết về một thể loại văn học nào đó hoàn toàn khác (một cuốn sách mới, mục tạp chí, truyện ngắn, thơ v.v.).

Hãy ra ngoài, và làm một điều gì đó xã hội.

Sắp xếp lại đồ đạc của bạn và dọn dẹp không gian làm việc của bạn.

Dành ít nhất một ngày để làm việc trên một loại dự án khác.

Bạn sẽ quay trở lại với công việc của mình với một cái đầu rõ ràng hơn và đôi mắt “tươi mới” hơn!

4. Viết một lần, biên tập hai lần (và nhiều hơn thế)

Viết là viết lại. Có thể bạn đã nghe thấy điều này trước đây, nhưng HW2P rất muốn nhắc lại thêm lần nữa! Để làm cho văn bản của bạn trở nên thú vị và chuyên nghiệp, bạn sẽ cần chỉnh sửa nó ít nhất hai lần.

Đây là lý do tại sao các biên tập viên chuyên nghiệp thường có xu hướng thực hiện ít nhất ba lần chỉnh sửa tác phẩm của khách hàng trước khi trả lại. Đôi mắt của họ luôn mở để “săn lùng” các chi tiết cần sửa lại.

Là một writer, bạn cũng nên như vậy. Dành thời gian để chỉnh sửa cẩn thận công việc của mình là điều vô cùng quan trọng.

5. “Viết cho học sinh lớp 8”

Bạn đừng hiểu lầm, HW2P không có ý nói độc giả của bạn không thông minh mà điều bạn cần hiểu chính là: Bạn buộc phải viết rõ ràng, tránh các từ học thuật và những câu văn dài ngoằn ngoèo khó hiểu.

Tuy nhiên, một bài viết súc tích thôi là chưa đủ. Lập dàn ý chi tiết cũng không đảm bảo nội dung sẽ tốt. Bạn vẫn cần một nội dung thực sự giúp người đọc thực hiện những gì họ đã làm hoặc tìm hiểu những gì họ đã đọc, thông qua những lợi ích sản phẩm, một bài viết có hướng dẫn rõ ràng và những thuật ngữ dễ hiểu.

Nội dung tuyệt vời thì không dừng lại ở yếu tố ngắn gọn. Điều khiến bạn có một bài viết thành công là dùng đúng từ, cấu trúc tốt, mang lại giá trị thông tin cho người đọc và khiến họ muốn quay trở lại lần sau.

Nội dung tốt chưa chắc là câu chuyện mà bạn muốn kể . Nội dung tốt là nói về những điều người đọc muốn biết. Kết hợp được cả 2 thì quá tuyệt vời.

6. Hãy để độc giả của bạn nhận được một giá trị nào đó

"Đừng viết vì SEO. Đừng viết cho tất cả mọi người. Hãy viết cho một nhóm đối tượng cụ thể.”- Gina Horkey, Horkey Handbook.

Sau khi bạn đã phác thảo được chân dung nhóm độc giả của mình (một bản liệt kê các thông tin sở thích, nhu cầu, tính cách, nhân chủng, thu nhập và các hành vi tiêu dùng) bạn sẽ biết bạn cần làm gì cho họ. Đảm bảo rằng bạn có nội dung đáp ứng tất cả các nhu cầu và mục đích của họ, trong suốt quá trình chuyển đổi kênh, sẽ đảm bảo bạn sẽ tạo ra nội dung phù hợp cho đúng đối tượng vào đúng thời điểm của mình.

7. Đừng quên những hình ảnh trực quan

Thêm hình ảnh vào một phần nội dung văn bản là một cách tuyệt vời để tăng thêm sự hấp dẫn của nó, cải thiện một phần nội dung và tăng số lượt chia sẻ xã hội.

(Nguồn writerslife)

(1 ratings)

Tags: truyền thông, phương tiện, social media, nội dung, content, viết nội dung, cần thiết, writer