Người đăng: Thu Trang   Ngày: 01/04/2020   Lượt xem: 1115

Đối với một số bạn mới vào nghề Marketing hoặc những doanh nghiệp SME thường chạy Marketing theo kiểu truyền thống, cụm từ Landing Page nghe có vẻ quen quen hoặc thậm chí chưa từng nghe đến. Nhưng bạn nên biết, đây là một công cụ rất thiết yếu, thường xuất hiện trong các hoaajt động quảng cáo online và mang lại hiệu quả khá tốt cho doanh nghiệp? Vậy, tất tần tật về Landing Page bao gồm những gì? Mình sẽ khai thác từ từ theo sườn bài này nhé:

Tối ưu quảng cáo trên Landing Page để tăng chuyển đổi và ra Sale mạnh

1. Landing Page là gì? Vì sao cần tạo Landing Page?

Landing Page, như đã nói ở trên là công cụ rất hiệu quả và thiết yếu trong nhiều chiến lược tiếp thị. So với trang Web, Landing Page được tối ưu hóa với mục đích cao nhất là biến khách truy cập chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.

Có thể nói, việc tạo ra Landing Page là để đơn giản nhất cho khách hàng, tiết kiệm tối đa thời gian cho họ khi truy cập. Thử tưởng tượng một shop mỹ phẩm chạy quảng cáo Sale son dưỡng môi 40% trên Facebook và GDN, khách hàng nhìn thấy, có hứng thú, click vào và được đưa tới trang Web bán hàng, nhưng trong đó lại có quá nhiều sản phẩm son dưỡng, son môi, phấn hồng khác, cái giảm 10%, cái giảm 15%, khách hàng sẽ phải tốn thời gian mò mẫm tìm được cái mình cần. Trường hợp xấu nhất là họ sẽ cảm thấy quá rối rắm và bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng ngược lại, nếu là Landing Page, người dùng sẽ tìm ngay được điều họ cần vì mọi thông tin bao gồm nội dung, hình ảnh, clip của sản phẩm đều ở đó, nhằm dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện 1 mục tiêu chuyển đổi cụ thể. Ở ví dụ trên là khi vào Landing Page, khách sẽ thấy ngay mẫu son đang giảm 40% như trên quảng cáo cùng thông tin đi kèm, chỉ việc bỏ vào giỏ và thanh toán.

2. Các loại Landing Page phù hợp với từng mục tiêu chuyển đổi:

Thường chúng ta có 3 loại Landing Page phổ biến dựa theo mục tiêu chuyển đổi, bao gồm Landing Page (LP) thu thập khách hàng tiềm năng - Lead Page, LP bán hàng – Sales Page, LP trung gian chuyển đổi – Click-through Page. Giờ bắt đầu phân tích kĩ hơn vào từng cái nhé:

LP thu thập khách hàng tiềm năng (Lead Page): Mục đích là thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng tiềm năng như Tên, Mail, SĐT cho các hoạt động Marketing hiện tại và sau đó. Format thường thấy nhất là một biểu mẫu đăng ký đi kèm với 1 lợi ích trao đổi với khách hàng. Chẳng hạn như để lại thông tin để nhận coupon giảm giá, tài liệu ,…

LP bán hàng (Sales Page): Mục đích nhằm thuyết phục người truy cập quyết định mua hàng. Tập trung vào sản phẩm, dịch vụ với những nội dung xoay quanh: lợi ích khách hàng, USP (Unique Selling Point), phản hồi khách hàng, Review, Feedback, Bảng giá, chính sách,… Tất cả đều nhằm mục đích thôi thúc khách hàng tin tưởng và mua hàng.

LP chuyển đổi trung gian: Dẫn dắt người truy cập tới trang chuyển đổi chính. Thường tập trung vào nút kêu gọi hành động (CTA) để chuyển hướng.

3. Cách tạo Landing Page:

Nhiều người nghĩ rằng đụng đến Website, Page thì phải biết công nghệ, Code này nọ phức tạp các kiểu. Nhưng giờ có những cách rất đơn giản, thậm chí miễn phí để bạn tạo Landing Page đó là sử dụng các nền tảng có sẵn, bao gồm những cái tên Instapage, Wishpond hay ở Việt Nam nhiều bạn cũng đang dùng là Ladipage.

Cách làm chi tiết thì mình sẽ không nói ở đây nhé vì quá dài và mỗi bên sẽ lại có cách sử dụng khác nhau, buộc bạn phải nghiên cứu nếu muôn thử. Nhưng nhìn chung là thế này:

Bước 1: Xác định mục tiêu chuyển đổi bạn mong muốn, như lấy thông tin Khách hàng, ra Sales,… Sau đó tạo một tài khoản (miễn phí hoặc trả phí).

Bước 2: Xây dựng nội dung đủ sức thuyết phục khách hàng thực hiện hành động.

Bước 3: Thiết kế Landing Page. Chọn và thao tác kéo thả trên Template mà họ có sẵn hoặc Add Design của chúng ta vào. Ngoài ra cũng có thể chọn những hiệu ứng như chớp tắt, ẩn hiện, đồng hồ đếm ngược,…Tùy bên nền tảng cung cấp.

Bước 4: Overview xem có mắc phải lỗi sai gì hay không, đảm bảo đủ yêu cầu tối ưu chuyển đổi chưa (xem phần 4) và tiên hành xuất bản.

Bước 5: Có thể thử nghiệm A/B Testing để chọn ra mẫu Landing Page tối ưu nhất. Đo lường chỉ số và báo cáo.

Hầu hết các nền tảng đều có cho dùng thử miễn phí. Như LadiPage thì có cho dùng 14 ngày, có bản free cho sinh viên hoặc những người muốn tập tành thử nghiệm nhưng chắc chắn là không nhiều tính năng nổi trội. Thay vào đó bạn, nếu muốn có được Landing Page chất lượng, bạn không nên tiếc tiền mà hãy đầu tư mua hẳn gói trả phí, tính ra cũng khá rẻ thôi mà lại có đầy đủ tính năng cần thiết.

4. Cách tối ưu Landing Page:

Nhìn chung, nhờ sự hỗ trợ tận rang của các nền tảng có sẵn mà giờ việc tạo Landing Page có thể nói là rất dễ. Tuy vậy, Landing Page có nhiều nhưng chất lượng thì không biết được bao nhiêu, nên bạn hãy xem những ý sau đây và tự đánh giá xem Landing Page của mình đã đạt chuẩn chưa sau đó sẽ qua tiếp phần sửa đổi, tối ưu hóa nhé:

Những lỗi mà các Landing Page thường mắc phải:

- Mê mải nói về tính năng sản phẩm thay vì thể hiện lợi ích khách hàng nhận được. (Đừng mặc định là KH đọc tính năng rồi phải tự suy luận ra lợi ích nhận được nhé).

- Nêu lợi ích nhưng không liên kết được với tính năng sản phẩm.

- Nhồi nhét quá nhiều lợi ích, trong đó lại có mấy cái trùng nhau, một số lại không cần thiết.

- Nhầm lẫn giá trị cộng thêm với giá trị thực sự từ USP (Unique Selling Point) của sản phẩm. Ví dụ: Freeship không phải là USP sản phẩm vì bất cứ shop nào cũng có thể làm được điều này.

- Sử dụng quá nhiều Font chữ, kết hợp quá nhiều màu sắc rối mắt, tương phản.

- Sử dụng Icon quá lớn, át hết nội dung ở dưới. Sử dụng hình ảnh không liên quan.

OK, vậy tôi làm sao để sửa? Hãy xem những cách tối ưu dưới đây:

A. Về mặt nội dung:

- Hãy đưa ra giá trị đề xuất cho khách hàng: phần này cần bạn trả lời được 3 câu hỏi:

+ Sản phẩm của bạn có giúp cải thiện vấn đề gì không?

+ Tại sao tôi phải của hàng của bạn thay vì đối thủ?

+ Lợi ích sản phẩm mang lại có như tôi mong đợi hay không?

- Đưa yếu tố khẩn cấp vào, bao gồm:

+ Đếm ngược thời gian.

+ Số lượng khan hiếm.

+ Ưu đãi có thời hạn.

+ Đặt sớm để được giá ưu đãi.

- Hãy đưa ra chỉ từ 3-5 giá trị thật sự chất lượng.

- Phải đảm bảo giá trị sản phẩm thỏa mãn sự quan tâm, nhu cầu của đối tượng khách hàng.

- Chắc chắn rằng giá trị thể hiện được sự khác biệt hoặc tính cạnh tranh so với đối thủ.

B. Về mặt thiết kế:

- Với những đoạn dài, hãy sử dụng Bullet Point tách ra cho dễ đọc.

- Sử dụng Headlines, Subheadlines để nhấn mạnh giá trị nội dung.

- Nên phân cấp thông tin, kích thước chữ từ Lớn – Trung bình – Nhỏ ứng với mức độ quan trọng.

- In đậm để nổi bật những giá trị muốn nhấn mạnh trong đoạn văn.

- Có khoảng trắng phân cách để thư giãn mắt giữa các đoạn.

- Font chữ, màu sắc dễ đọc, không rối rắm.

- Nội dung phân thành những đoạn ngắn, thậm chí thật ngắn.

- Sử dụng Icon đơn giản để không gây phân tâm. Đảm bảo hình ảnh, Icon có liên quan đến thông điệp.

Vậy đấy, có vẻ cũng không quá khó khăn để chúng ta tạo được một Landing Page chất lượng, tối ưu chuyển đổi nhỉ. Tất cả những gì phải làm là đảm bảo những Tips tối ưu trên là đã có được một Landing Page hợp lý, dễ nhìn rồi. Còn những phần như sáng tạo nội dung, hình ảnh thì buộc bạn phải có Team chất lượng, cộng thêm nghiên cứu thêm các mẫu Landing Page tốt. Và dĩ nhiên, cần phải hiểu rõ sản phẩm của mình thì mới chọn lọc được những giá trị nổi bật đủ sức thuyết phục khách hàng.

(Fb Ngan Giang)

(2 ratings)

Tags: landing page, tối ưu hóa, chuyển đổi, sale