Người đăng: Thu Trang   Ngày: 06/11/2020   Lượt xem: 1348

Người đọc bị phân tâm? Sử dụng 6 thủ thuật chuyển tiếp này để có trải nghiệm đọc mượt mà hơn.

Mình cá rằng đôi khi việc này sẽ xảy ra với bạn: Bạn đang đọc một bài báo online. Sau một vài giây, bạn không thể nhớ mình đang đọc gì và tại sao. Bạn đã mất dấu.

Khi chúng ta đọc nội dung của người khác, chúng ta dễ dàng phát hiện ra mâu thuẫn trong câu chữ nào đó.

Hoặc bạn tình cờ bắt gặp một cụm từ. Bạn hiểu sai nó. Bạn bối rối và đọc lại một lần nữa. Hoặc tệ hơn, bạn phải quay lại một vài đoạn văn để bắt kịp dòng chảy.

Bất cứ khi nào điều đó xảy ra, người viết đã không thể truyền đạt một cách rõ ràng những nội dung muốn truyền tải.

Nhưng làm thế nào để bạn ngăn người đọc không bị mất mạch đọc? Làm thế nào để tạo trải nghiệm đọc trơn tru cho người đọc để họ nán lại đến phút cuối cùng?

Sử dụng 6 thủ thuật chuyển tiếp này để có trải nghiệm đọc mượt mà hơn

Cùng xem bài viết này nhé.

Tạo trải nghiệm đọc trơn tru giống như việc bạn bảo trì chiếc xích xe đạp vậy!

Khi xích xe của bạn bị dính bùn, nó sẽ bắt đầu kêu lục cục và việc đạp xe trở nên khó khăn hơn.

Để có trải nghiệm lái trơn tru hơn, trước tiên bạn phải loại bỏ bụi bẩn khỏi xích, sau đó bạn bôi chất bôi trơn (dầu xích) để giảm ma sát và chống gỉ.

Khi chỉnh sửa nội dung của bạn, bạn cũng thực hiện chính xác như vậy. Trước tiên, bạn loại bỏ "bụi bẩn" khỏi nội dung của mình tương tự với việc bạn loại bỏ sự rườm rà và thay thế các cụm từ không hay. Và sau đó bạn áp dụng "khả năng bôi trơn" của người viết là các thủ thuật chuyển tiếp để có trải nghiệm đọc mượt mà hơn.

Bạn muốn tìm hiểu 6 loại chất bôi trơn của nhà văn để giảm ma sát và thu hút người đọc chứ?

Thủ thuật số 1: Thêm một giọt dầu nhẹ

Giống như giọt dầu làm cho xích xe đạp của bạn chuyển động mà không có ma sát, những từ chuyển tiếp khiến người đọc lướt qua nội dung của bạn.

Các từ chuyển tiếp giúp trải nghiệm đọc trơn tru hơn vì chúng giải thích mối quan hệ giữa hai câu. Ví dụ về các từ chuyển tiếp là:

  • Nhưng
  • Hoặc là
  • Tuy nhiên
  • Ngược lại
  • Bởi vì
  • Ví dụ
  • Vì thế
  • ...

Bạn có thể sử dụng các từ chuyển tiếp ở đầu câu để giải thích mối quan hệ với câu trước hoặc để kết nối hai phần của một câu.

Đây là một ví dụ:

  • Bạn có những ý tưởng để chia sẻ, nhưng không ai lắng nghe.
  • Bạn đang yêu cầu họ lắng nghe, nhưng bạn bị phớt lờ.
  • Bạn muốn truyền cảm hứng cho mọi người, nhưng mọi người vẫn tiếp tục làm việc của riêng họ.
  • Đôi khi bạn muốn hét lên "Hey, bạn hãy nghe tôi nói này!"
  • ...

Thủ thuật số 2: Thay đổi bánh răng

Thay đổi bánh răng?

Đúng vậy, giống như khi đạp xe, bạn thường di chuyển lên hoặc xuống số.

Ví dụ, trong đoạn giới thiệu của bạn, bạn đã đồng cảm với người đọc của mình, bạn đã giải thích rằng bạn hiểu vấn đề của họ và bạn đã hứa sẽ giúp họ giải quyết nó. Bây giờ, bạn muốn sang số để chia sẻ mẹo của mình. Một số cách để bạn chuyển tiếp nội dung từ phần bắt đầu sang phần sau để mạch đọc được linh hoạt hơn:

  • Sẵn sàng để bắt đầu?
  • Nghe hay đấy?
  • Chúng ta bắt đầu chứ?

Giải đáp người đọc của bạn bằng những câu hỏi ngắn làm cho nội dung của bạn trở nên trò chuyện và hấp dẫn, đồng thời bạn khuyến khích người đọc đọc tiếp.

Thủ thuật số 3: Phụ kiện kẹp dây xích xe đạp

Hãy để mình giải thích...

Hồi nhỏ, mình cũng có một chiếc xe đạp xịn xò với đám bạn. Nhưng mỗi lần mình đạp xe lên dốc, dây xích lại bị tuột ra. Và tình cảnh ngày nào cũng với bàn tay đen nhẻm vì dầu dây xích bám lấy.

Để giải quyết vấn đề này, ba mình mua cho mình một chiếc kẹp dây xích bằng cao su. Nó ngăn không cho dây xích rơi ra.

Quay lại việt viết lách, người đọc của bạn cũng yêu cầu một chiếc kẹp dây xích tương tự để ngăn họ mất dấu và nhấp chuột đi. Nhiệm vụ của người viết là giữ cho người đọc của bạn đi đúng hướng bằng các cụm từ ngắn như:

- Hãy để tôi giải thích tại sao

Và bây giờ đến phần tốt nhất

- Không chỉ thế

- Còn gì nữa

- Quan trọng hơn nữa

- ...

Bật thầy viết quảng cáo huyền thoại Joe Sugarman gọi những cụm từ chuyển tiếp này là hạt giống của sự tò mò. Những cụm từ này đặc biệt hiệu quả ở cuối hoặc đầu một đoạn văn để khuyến khích người đọc bắt đầu đoạn văn tiếp theo.

Thủ thuật số 4: Trình kết nối

Bạn đã bao giờ xem một diễn viên hài và tự hỏi làm thế nào người đó có thể chuyển nhiều câu chuyện cười trong một khoản thời gian ngắn rất trơn tru không?

Bí quyết để chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác mà không làm mất lòng người đọc hoặc người nghe của bạn là các đầu nối từ. Nối từ là những từ được lặp lại trong các câu tiếp theo.

Bạn thấy những gì mình vừa làm nó không?

Tâm lặp lại cụm từ “các đầu nối từ” để kết nối hai câu với nhau. Thủ thuật này có thể được sử dụng ở bất kỳ đâu trong bài viết của bạn, nhưng đặc biệt hữu ích cho phép ẩn dụ.

Thủ thuật số 5: Dùng đại từ

Đại từ (những từ như họ, nó, anh ấy, cô ấy,...) đóng một vai trò tương tự như các đầu nối từ, nhưng bạn phải cẩn thận đại từ đó dùng để chỉ gì hoặc ai. Trong ví dụ dưới đây, người đọc không biết tôi đang nói đến món kem của ai.

- Bé giận mẹ vì ăn kem của mẹ.

Hãy thử thay thế:

- Đứa bé tức giận vì mẹ nói chỉ ăn một muỗng kem mà mẹ lấy đến ba muỗng.

Sự mơ hồ khiến người đọc nhầm lẫn và khiến họ dừng lại để xem xét thông điệp của bạn. Và ngay khi người đọc dừng lại, họ cũng sẽ cân nhắc việc thoát khỏi bài viết của bạn.

Loại bỏ sự mơ hồ và người đọc tiếp tục duy trì đọc văn bản của bạn. Điều này dễ mà đúng không?

Thủ thuật số 6: Chất bôi trơn câu chữ

Nội dung của bạn yêu cầu kết hợp nhiều thủ thuật để có trải nghiệm đọc mượt mà nhất. Và bạn biết chất bôi trơn mạnh nhất để giữ cho độc giả của bạn luôn cuốn hút là gì không? Đó là việc sử dụng các tiêu đề phụ hấp dẫn.

Bạn hãy đảm bảo rằng các tiêu đề phụ của bạn khơi dậy sự tò mò hoặc hứa hẹn mang lại lợi ích cho việc đọc tiếp nội dung đó. Nếu bạn đang giải thích một loạt các mẹo hoặc thủ thuật, thì hãy đánh số các tiêu đề phụ của bạn để cung cấp gợi ý cho người đọc về vị trí của họ trong nội dung của bạn.

Khi tâm trí của người đọc bắt đầu đi lang thang, một tiêu đề phụ hấp dẫn sẽ lôi kéo họ trở lại. Nó khuyến khích mọi người tiếp tục đọc và giúp họ chuyển sang chủ đề tiếp theo mà không gặp khó khăn.

Cuối cùng, hãy đồng cảm với người đọc của bạn và hiểu những vấn đề nào đó trong câu chữ làm họ chậm lại. Loại bỏ sự mơ hồ và viết thật rõ ràng.

Đọc nội dung của bạn qua con mắt của người đọc và dành nhiều thời gian hơn để chỉnh sửa nội dung của bạn. Những mẹo trên sẽ làm cho lời nói/ câu văn của bạn trôi chảy như một chiếc xích xe đạp mới tinh vậy!!!

(Theo Fb Trần Ngọc Hoàng Tâm)

(2 ratings)

Tags: thủ thuật, trải nghiệm