Người đăng: Hobby   Ngày: 28/06/2019   Lượt xem: 1498

Rèn luyện não bộ để viết nhiều hơn & sáng tạo hơn mỗi ngày: Một trong những cuốn sách tuyệt vời của Adam Morgan và Mark Barden đó là “A Beautiful Constraint” - viết về cách khơi dậy sự sáng tạo và đổi mới của bản thân. Có một câu chuyện ấn tượng trong cuốn sách nói về cách thức tạo điều kiện để khơi dậy sự sáng tạo trong công ty của anh ta: "Anh ấy đã không cho phép mọi người bắt đầu với cụm từ “chúng tôi không thể, bởi vì…” Anh ấy đã buộc họ phải bắt đầu với “chúng tôi có thể, nếu…” Vì vậy, ví dụ, thay vì nói: "Tôi không thể làm được việc này trong 2 giờ đồng hồ”, bạn nên nói: “Tôi có thể làm được việc này nếu anh nhân đôi thời gian làm việc lên".

Rèn luyện não bộ để viết nhiều hơn & sáng tạo hơn mỗi ngày

Các bạn biết tôi đang đề cập tới điều gì không?

Ví dụ trên là cách bạn rèn luyện não bộ để không ngừng đón nhận những thay đổi và những thử thách mới. Và ngày hôm nay, tôi cũng sẽ chỉ ra cho bạn những cách thức thú vị giúp rèn luyện não bộ và để bạn sáng tạo hơn, viết nhiều hơn mỗi ngày.

Mục lục:


1. Nói: "tôi có thể, nếu..." thay vì "tôi không thể, vì..."

Ví dụ, thay vì tự nói với bản thân bạn KHÔNG BIẾT VIẾT GÌ vì bạn KHÔNG BIẾT VIẾT VỀ ĐIỀU GÌ, bạn có thể thử:

- "Tôi có thể đăng một bài blog vào sáng mai nếu tôi biết mình sẽ viết về điều gì".

- "Tôi có thể tìm một chủ đề viết nếu tôi dành 15 phút để suy nghĩ tối nay".

- Hoặc “tôi có thể tìm thấy một chủ đề thích hợp nếu tôi gọi cho khách hàng và hỏi vấn đề khó khăn của họ là gì ngay bây giờ.”

“TÔI CÓ THỂ, NẾU...” buộc chúng ta phải thích nghi trong mọi hoàn cảnh, vượt qua giới hạn của bản thân, khám phá những khả năng tiềm ẩn và hoàn thành công việc tốt hơn những gì chúng ta nghĩ.

Ngược lại, nói “TÔI KHÔNG THỂ, VÌ...” cho phép chúng ta ngừng tìm kiếm các giải pháp, ngăn chặn quá trình phát triển bản thân và đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống.

2. Đi theo lối tư duy “người biến đổi” thay vì tư duy “nạn nhân”

Cuốn sách “A Beautiful Constraint” có viết về những câu chuyện đầy cảm hứng về việc biến những điều không thể thành có thể. Morgan và Barden cho rằng chìa khóa của sự sáng tạo là CÁCH TƯ DUY, và họ gọi tên những kiểu tư duy này như sau:

- Tư duy “nạn nhân”: khuyến khích mọi người từ bỏ đam mê/ tham vọng của mình khi họ gặp phải vấn đề nào đó.

- Tư duy “biến đổi” coi sự khó khăn, trở ngại như một chất xúc tác để tìm ra các phương pháp mới và các giải pháp sáng tạo.

Ví dụ cách tiếp cận của bạn khi viết là tạo ra một “tư duy biến đổi”. Nhưng khi thói quen viết lách của bạn bị gián đoạn, chẳng hạn như sức khỏe yếu thì bạn có thể rơi vào suy nghĩ nạn nhân. Bạn chỉ cảm thấy bị kìm hãm. Bạn cảm thấy suy sụp. Mọi thứ quá khó khăn và bạn không thể tìm thấy lối giải thoát.

3. Viết nhiều hơn không phải việc trau dồi thêm ý chí

Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ?

Hãy lập ra một danh sách câu hỏi như gợi ý của tôi dưới đây và đưa ra các câu trả lời. Tôi tin rằng sau khi bạn trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết cách để dành thời gian viết cho bản thân mình.

- Niềm tin vào khả năng giúp bạn có thể tìm ra cách để viết nhiều hơn. Bạn sẽ làm gì nếu biết tận dụng những khoảng thời gian nhỏ? Điều gì giúp bạn tập trung để viết hiệu quả hơn?

- Tìm ra cho mình một phương pháp cụ thể giúp bạn bắt đầu và nuôi dưỡng thói quen viết lách. Điều gì khiến bạn “đánh bại” sự trì hoãn? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn biết cách sắp xếp lịch làm việc để dành thời gian viết? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực hiện các cam kết cụ thể như “Ngày mai tôi sẽ đăng bài lên blog trong 25 phút và tôi sẽ bắt đầu trước 9h30 sáng?”

- Những cảm hứng nào bạn muốn lan tỏa? Điều gì khác biệt trong cách viết của bạn? Câu chuyện của bạn là gì? Viết có thực sự là ưu tiên của bạn ngay bây giờ? Thứ bạn sẽ từ bỏ để có thể viết nhiều hơn?

Viết nhiều hơn không phải việc trau dồi thêm ý chí!

Ý chí của mỗi người là vô hạn.

Nhưng khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta thiếu ý chí, chúng ta sẽ mất tự chủ và không sẵn sàng hoàn thành công việc. Thiếu ý chí có thể là một cách gián tiếp để củng cố tư duy nạn nhân.

Vì vậy, thay vì lo lắng về việc thiếu ý chí, hãy tự hỏi “Tại sao”. Hãy tin vào bản thân và nuôi dưỡng những thói quen để viết nhiều hơn.

(Nguồn HW2P)

(1 ratings)

Tags: rèn luyện, bộ não, viết lách