Người đăng: Hobby   Ngày: 18/06/2019   Lượt xem: 2149

23 bài học từ 6 năm viết Blog: Những điều tôi học được từ viết lách, sự sáng tạo & hội chứng "Self-Sabotage": Một bài viết được chia sẻ từ Henneke - người sáng lập blog nổi tiếng Enchanting Marketing.

"Bạn không thể làm được điều đó!", "Cách đó quá khó để thực hiện", "Cho dù có cố gắng thì bạn cũng sẽ thất bại mà thôi"... Những câu nói này nghe có vẻ như thể chúng xuất phát từ một kẻ xấu, độc ác và luôn muốn vùi dập người khác. Tuy nhiên, thực tế là rất thường xuyên, chính chúng ta lại là kẻ xấu đó và mục tiêu của chúng ta chính là tự hủy hoại chính mình!

Đây là ví dụ điển hình của hội chứng self-sabotage (tự phá mình).

Bạn biết đấy, nghe có vẻ điên rồ nhỉ!

Những điều tôi học được từ viết lách, sự sáng tạo & hội chứng

6 năm trước, tôi bắt đầu học Enchanting Marketing. Chính xác là tôi đã công khai bài viết blog đầu tiên của mình vào ngày 02 tháng 11 năm 2012.

- Kitty Kilian, người vẫn theo dõi blog của tôi, đã bình luận ngay ngày hôm đó: “Một bài viết tuyệt vời – nhưng đừng cố duy trì độ chi tiết của các bài viết như thế này, nếu không bạn sẽ kiệt sức đấy!”

- Và một người khác là Anita Nelam cũng bình luận: “Nội dung bạn tạo ra khiến tôi liên tưởng đến một cô gái đang say sưa cất tiếng hát. Hãy cứ như vậy nhé.”

Nhưng cũng lúc đấy tôi bắt đầu thực sự lo lắng không biết làm thế nào để mình có thể giữ vững phong độ viết như bài viết đầu tiên này. Tôi thậm chí còn chẳng biết blog của mình sẽ thế nào... là một cái gì đó về marketing nói chung hay những bài viết marketing mang nội dung về sản phẩm nào đó hay thậm chí chỉ là các bài viết đơn thuần. Đến cả một danh sách với các ý tưởng cho bài viết trên blog tôi cũng không có.

Tệ hơn nữa, tôi thực sự thấy mình không phải là một nhà văn, vì thế nên tôi thấy bản thân không có đủ chuyên môn để chia sẻ. Bấy giờ tôi hoàn toàn nghi ngờ chính mình.

Nhưng nếu tôi nói rằng cách để trở thành một nhà văn là khi bạn tiếp tục viết, bạn có cảm thấy kỳ quặc?

Tôi hiếm khi lên kế hoạch hoặc lập dàn ý cho các bài viết tiếp theo của mình.

Nhưng bằng cách nào đó tôi học được cách để có những ý tưởng xuất hiện thường xuyên và từ đó triển khai, diễn giải chúng ngày một trôi chảy hơn. Tôi học được cách tin tưởng bản thân mình và bắt đầu tin chắc rằng mình luôn có thể biến một tờ giấy trắng thành một bài viết hoàn chỉnh để đăng trên trang blog.

Vậy điều nghe có vẻ “kỳ quặc” mà hấp dẫn này đã xảy đến và diễn ra như thế nào?

Và sau đây là 23 bài học lớn nhất tôi có được trong 6 năm đầu tiên viết blog của mình.

1. Ý tưởng nuôi ý tưởng

Tôi đã từng lo lắng về việc một ngày nào đó mình sẽ hết ý tưởng. Nhưng thực ra bạn càng viết nhiều, bạn càng có nhiều ý tưởng. Chẳng hạn, mỗi bài đăng trên blog với một kết thúc mở - chính là một câu hỏi chưa được trả lời hoặc một chi tiết đáng để khám phá - châm ngòi cho một bài đăng blog mới.

2. Một “cái giếng sáng tạo rỗng tuếch” sẽ không thể tồn tại

Chúng ta đơn giản chỉ là đang mất khả năng tự khai thác sự sáng tạo của chính mình mà thôi. Vì vậy, hãy chăm sóc bản thân tốt, làm việc, và nàng thơ của bạn sẽ trở lại.

3. Tư duy tiêu cực đều tồn tại trong mỗi chúng ta

Những suy nghĩ tiêu cực thường xuyên xoáy quanh tâm trí chúng ta, làm hỏng niềm vui của việc viết.

Những suy nghĩ như: Mình chẳng sáng tạo chút nào; Mình đâu phải là một nhà văn thực sự; Cuộc sống của mình thật quá nhàm chán; Mình không đủ tốt;…
Tôi học cách tự quan sát các kiểu suy nghĩ tiêu cực, tự phá bĩnh chính mình của bản thân và thay đổi chúng. Và viết giờ đây đã trở thành một niềm vui thực sự.

4. Viết lách vốn là điều không chắc chắn

Làm thế nào để bạn biến một tờ giấy trắng thành một đoạn văn bản?
Bạn không bao giờ biết chính xác những gì bạn sẽ viết ra. Nhưng khi bạn thiết lập một quy trình viết vững chắc, bạn sẽ có cách biến đoạn văn “nhảm nhí” thành bài viết có nội dung “sáng bóng”...

5. Viết bằng trái tim

Khi coi viết lách như một làm việc nhà hay chạy một việc lặt vặt nào đó, lời văn của bạn sẽ trở nên đơn điệu và văn phong không tránh khỏi mang chút màu buồn tẻ.Vì vậy, hãy viết những gì từ trái tim của bạn bởi vì đó chính là nguồn tiếp thêm năng lượng cho bài viết của bạn và truyền cảm hứng cho độc giả của bạn.

6. Đào sâu hơn chủ đề mình viết

Tôi đã tìm thấy niềm vui thực sự trong việc thử thách bản thân để hiểu sâu sắc hơn về một chủ đề, hiểu hơn về cá tính riêng của bài viết.

7. Rút gọn câu hỏi của bạn

Khi bạn Rút gọn câu hỏi của mình, bạn sẽ không bao giờ cạn ý tưởng.Ví dụ, học cách viết một câu thú vị là một chủ đề tương đối lớn. Bạn có thể thu hẹp câu hỏi đó thành: “Làm thế nào để bạn viết một câu mang lý lẽ đanh thép?” Hay “Bạn viết một câu văn mở đầu như thế nào?”

8. Tiếp cận chủ đề theo nhiều cách khác nhau

Thông qua những thử nghiệm tiếp cận chủ đề khác nhau, bạn sẽ học nhiều cách khác nhau để cộng hưởng, đồng cảm với độc giả của mình. Đừng ngại trải nghiệm và đừng sợ mắc sai lầm với những chủ đề/ khía cạnh mới.

9. Hãy "nhảy múa" với nỗi sợ hãi của bạn

Ăn mừng với nỗi sợ hãi của bạn. Sợ hãi là một dấu hiệu bạn đang bước ra khỏi vùng an toàn (hay vùng thoải mái) của chính mình. Khi bạn viết về chính vấn đề của mình và phần nào chúng thực sự quan trọng với bạn – là lúc bạn có được sự bứt phá và mới mẻ.

Vậy nên, đừng sợ phải chiến đấu với nỗi sợ hãi. Thay vào đó: Hãy hòa mình và nhảy múa cùng với chúng.

10. Tự giới hạn thời gian viết

Khi tôi học cách đặt hẹn giờ và tự thử thách bản thân phải tập trung trong 25 phút và sau đó nghỉ ngơi, tôi thực sự đã trở nên năng suất hơn rất nhiều.

11. Chỉ sửa các chi tiết sau khi viết xong

Khi bạn cố gắng sửa các chi tiết trong khi viết một bản nháp đầu tiên, như việc thêm một ví dụ hoặc tìm kiếm một trích dẫn, bạn có nguy cơ sẽ để lạc hoặc mất đi dòng suy nghĩ.

12. Đừng cố viết cho đến khi bạn “trống rỗng”

Hãy chừa lại một chút hăng hái, nhiệt tình trong chiếc bể "chữ nghĩa" của bạn, bước vào ngày mai dễ dàng hơn nhiều đấy.

13. Hãy giữ lại dự thảo “vớ vẩn” đầu tiên của bạn

Bạn không thể thay đổi những suy nghĩ lộn xộn trong đầu, nhưng bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa một bài viết nhảm nhí.

Vì vậy, hãy cho phép và tha thứ cho bản thân khi bạn viết dở tệ.

Quan trọng là bản thảo đầu tiên chính là điểm khởi đầu của bạn.

14. Sự sáng tạo đòi hỏi một kế hoạch

Các nhà văn năng suất có một quá trình biến những suy nghĩ lộn xộn thành văn bản với một bản kế hoạch để bắt đầu thực hiện và một hộp công cụ để không quá trình thực hiện kế hoạch bị phá vỡ.

Khi lên kế hoạch, hãy xác định và đảm bảo rằng nó không viển vông hay quá sức, chúng ta có thể để nàng thơ sáng tạo của mình tự do nhảy múa.

15. Không tồn tại quá trình hoàn hảo cho việc viết lách

Mỗi bài đăng trên trang blog là khác nhau và mỗi lần tôi nghĩ rằng mình đã tìm thấy quy trình hoàn hảo, tôi lại gặp phải một vấp ngã mới. Vì vậy, chìa khóa ở đây chính là phải học được cách không nản chí và khiến bản thân tránh được cảm giác bị gò bó.

16. Chia nhỏ quá trình viết

Bộ não của bạn tiếp tục xử lý ý tưởng của bạn ngay cả khi bạn không viết. Vì vậy, khi bạn “trải” bài viết của mình qua nhiều ngày, bạn sẽ có được những ý tưởng tốt hơn và bạn viết nhanh hơn.

17. Đừng lo lắng về giọng văn của bạn

Thay vào đó, hãy tập trung vào việc truyền đạt ý tưởng của bạn một cách rõ ràng và viết bằng cả trái tim.

Giọng văn của bạn sẽ xuất hiện như một phép màu.

18. Nhận biết “cái tôi đầy phê phán” trong chính bạn

Khi tôi hình dung và vẽ ra một bức tranh về cái “tôi” với đầy những phê phán, chỉ trích của mình, cuối cùng tôi cũng học được cách làm việc với “cô ta”.

19. Ám ảnh về tiểu tiết là điều hoàn toàn bình thường

Cầu toàn chỉ trở nên “xấu xí” khi bạn cảm thấy quá lo lắng về bài viết của mình, quá lo lắng việc người khác có thể chỉ trích bạn.

20. Sai lầm không tệ như chúng ta nghĩ

Chúng ta đều là con người, mà con người thì có ai tránh khỏi mắc sai lầm?

21. Hãy thả lỏng mình thư giãn

Ngồi và viết, viếtviết quá lâu trong thời gian dài không tránh khỏi cảm giác bản thân như một cỗ máy sẽ giết chết niềm vui của việc viết lách. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong một lối mòn, đây chính là thời điểm cho một thử thách sáng tạo mới: Thay đổi định dạng bài viết của bạn, viết như mình là người kể chuyện, mơ về một phép ẩn dụ mới hoặc “nhón chân” bước ra một chút ngoài chủ đề chính của bạn. Sự sáng tạo của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ khi bản thân thực hiện các thí nghiệm hay những cuộc phiêu lưu mới.

22. Viết lách là suy nghĩ

Quá trình viết buộc bạn phải đưa logic vào suy nghĩ của mình. Hay nói cách khác, suy nghĩ làm nên những ý tứ đưa vào bài viết phải mạch lạc, rõ ràng và nhất quán.

23. Có niềm vui nội tại ngay trong việc viết lách

Một lời thú nhận chân thành: Tôi không chỉ viết cho bạn.

Tôi cũng viết vì tôi thích chơi chữ và tôi đã học được cách đón nhận thử thách của việc hình thành những suy nghĩ của mình.

Viết cho các bạn thực sự là một vinh dự.

Tôi chưa bao giờ thôi trân trọng độc giả của mình. Tôi đánh giá cao từng ý kiến của bạn, của các bạn.

(Nguồn HW2P)

(1 ratings)

Tags: self-sabotage, hội chứng, blog, viết blog, sáng tạo