Người đăng: Thu Trang   Ngày: 05/06/2021   Lượt xem: 677

Anh/em đọc mấy bài công thức, cách thức rồi phương pháp cũng chán rồi đúng hem. Thôi nay viết về những cái điều được gọi là ngốc'ss ngếch'ss của mình nhá.

Rồi anh/em sẽ thấy đâu đó sẽ thấy bóng dáng trong bài viết này... haha!!!

1. Nghĩ viết giỏi là cái gì đó rất cao siêu, mình chẳng thể viết hay, viết giỏi được

Thực tế là khó thật, dễ ăn thì cá tra ăn hết rồi nha các bạn. Quá trình rèn luyện để trở thành một người viết giỏi, viết hay & viết bánh cuốn cũng cả một quãng thời gian dài chứ không đơn giản. (chủ đề này nhiều người chia sẻ rồi, không bàn thêm nhá).

Cơ mà quay lại câu chuyện, cái ngu của mình trong checklist số 1 này là. Nghĩ rằng mình không thể nào viết tốt được, người ta thì viết ebook, viết sách, viết bài viết được cả trăm like, nghàn like... chẳng biết khi nào mình mới có thể viết được như họ.

Nhưng mà bởi cái suy nghĩ cho rằng bản thân mình không làm được, nó khiến bản thân mình chẳng có niềm tin. Mà các bạn biết rồi, không có niềm tin thì lấy gì ý chí hay nghị lực hành động để trở thành một người viết tốt?

=>> bài học là: trước khi muốn giỏi gì, hãy nghĩ rằng mình có thể làm được (có trong đầu, sẽ có trong tay như người ta hay nói).

2. Nghĩ rằng những cái thứ gọi là công thức không quan trọng

Haizz! viết mà có gì đâu mà cần công thức cơ chứ, cứ rèn là được thôi?

Nhưng không, ngược lại là để viết giỏi nhanh hơn, biết mình sai đúng chỗ nào & làm thế nào để thu hút độc giả, khách hàng thì phải áp dụng công thức để tốt hơn, nhanh hơn.

Rõ ràng rằng, bạn chẳng thể nào viết bài viết bán hàng, quảng cáo thu hút nếu không áp dụng công thức: AIDA, PAS hay "Sờ to ri sờ teo ling". Mà thực ra là hầu hết các loại bài viết nào, ở môi trường gì cũng cần có một cái gọi là "barem" để nó chuẩn chỉnh và thuyết phục. (còn ai sáng tạo, làm A+ thì tuyệt vời luôn).

=>> Bài học là: không cần nhất thiết phải cứng nhắc là áp dụng công thức, nhưng hãy biết rõ về các công thức viết bài, barem, lập dàn bài cho bài viết của mình. Tất nhiên là làm cái gì thì có công thức, sách vở thì học vẫn nhanh hơn là TỰ MÒ MẪM.

3. Chẳng chú ý đến trải nghiệm đọc

Mình còn chẳng biết đến khái niệm trải nghiệm đọc nó là cái gì đâu. Chỉ khi có người góp ý thì mình mới ý thức & nhận ra rằng... à là mình chỗ này sai nè, còn thiếu nè, trải nghiệm đọc chưa tốt, câu từ bị lủng củng, icon thì quá nhiều, đoạn văn quá dài, ngắt quãng không đúng chỗ, checklist quá nhiều, ... =>> còn hàng tá các lỗi liên quan đến trải nghiệm đọc trong một bài viết.

LỖI CHÍNH TẢ cũng là một lỗi thường thấy của mình, tất nhiên là nhiều bạn nữa phải không. Kaka

Mình viết là cho mình đọc trước đã, sau đó là cho mọi người cùng đọc bài viết, chia sẻ hay những trải nghiệm, câu chuyện của mình. Nó giống như cách mà bạn đang nói chuyện với 1000 người vậy. Làm sao để có trải nghiệm nghe, đọc tốt nhất.

Bài học ở đây là: hãy để ý đến trải nghiệm đọc, những đánh giá, nhận xét hay góp ý của mọi người (nên biết trân trọng vì chẳng mấy ai rãnh để góp ý cho bạn đâu).

4. Tầm quan trọng của tiêu đề và chiếc ảnh thu hút

Hầu hết chúng ta, ai cũng sẽ đọc tiêu đề hoặc là "bị thu hút" bởi chiếc ảnh của một bài viết nào đó bất kỳ (đôi khi nó là quảng cáo, video, ...). Đó là lý do vì sao mà nhiều kênh Youtube đặt mấy cái tiêu đề phải gọi là KHÔNG ĐỠ ĐƯỢC và tất nhiên là ăn chửi cũng nhiều.

Nhưng, họ đã thành công là hút mình vào xem video, bài viết hay 1 chiến dịch nào đó của họ.

Trong bài viết cũng thế, một tiêu đề đủ hay, thuyết phục =>> đã nói lên thông điệp của bài viết muốn nói gì.

Một chiếc hình đẹp, nhất là các bạn nữ xinh =>> auto ở lại đọc dù là bài "dở tệ" :v (đùa chút thôi).

Mình hay thường nói với các bạn trong team, ai muốn học hỏi cách đặt tiêu đề hay thì cứ follow các bài viết của Trường Doanh Nhân HBR. Nói thật là mình bị ấn tượng bởi cách đặt tiêu đề của họ. Bởi vì:

- Đặt tiêu đề vô cùng bánh cuốn

- Đặt tiêu đề nói lên thông điệp của bài viết

- Người đặt tiêu đề: rất hiểu bài viết & người đọc

=>> cho nên hiệu quả là bài viết được thu hút, người đọc thì đọc hết và có trải nghiệm cực kỳ tuyệt vời, thú vị.

Bài học là: Đã đầu tư nội dung cho bài viết hay rồi là một chuyện, hãy biết cách thu hút độc giả - giữ chân họ bằng một chiếc hình đủ bắt mắt & một tiêu đề HẤP DẪN.

5. Sự hiểu khách hàng, độc giả & thông điệp của bài viết

Mình tính viết có 4 ý thôi, mà trong quá trình viết cái nó lòi ra ý thứ 5 này. Thôi viết 5 ý luôn cho con số nó đẹp, chứ số 4 hơi kỳ... haha

Ta nói đến sự hiểu độc giả là một cái gì đó cực kỳ khó luôn, điều này không phải ai cũng làm được đâu nhé. Bởi vì, thông thường các cây viết chỉ hiểu bản thân mình, hiểu bài viết chứ ít khi hiểu độc giả.

Một người cần hiểu độc giả chỉ khi họ có những điều kiện sau:

- Đã từng là độc giả của nhiều bài viết

- Đã viết rất nhiều bài viết (đón nhận sôi động từ cộng đồng)

- Đã từng đọc nhiều comment, góp ý & thậm chí là các chỉ trích từ cộng đồng

- Đã từng spy các bài viết khác, xem các topic thảo luận, ... (có góc nhìn đa chiều)

- ...

Thì khi đó mới thực sự hiểu độc giả của mình họ: cần gì, thích đọc gì, phản hồi thế nào, bao giờ muốn, ... vân vân và mây mây. Và khi hiểu về độc giả rồi, ta viết bài thì nó mới có cái gọi là THÔNG ĐIỆP.

Bất kỳ một vài viết nào đó thì tác giả của bài viết đó đều muốn truyền tải một thông điệp nào đó đến người đọc (có thể 1 hoặc nhiều). Nó giống như trong các cuốn sách, đôi khi cả cuốn sách chỉ muốn giải thích cho một câu nói, thông điệp, ý nghĩa hay câu chuyện nào đó mà thôi.

Bài học là: muốn bài viết của mình sâu sắc, thu hút, đánh đúng cái "hiện trạng" thì bắt buộc cây viết phải hiểu đối tượng mình muốn nhắm đến (ở đây là người đọc đó). Và hiểu rất rõ thông điệp mà mình muốn nhắn nhủ đến độc giả là gì.

Thôi tạm vậy đi, viết bài này trong khoảng đâu đó ngót nghét ~30 phút. Lâu rồi mình không viết gì, hay nổi hứng viết về chủ đề này. Hy vọng là những chia sẻ của mình giúp ít một tí tẹo trong hành trình trở thành các cây viết vĩ đại của các bạn.

(Theo Fb Phan Anh Toàn)

(3 ratings)

Tags: cái ngu, writer