Người đăng: Hobby   Ngày: 19/06/2019   Lượt xem: 1683

Đọc thế nào để nuôi dưỡng thói quen viết lách tốt? Bạn đã bao giờ mất kiên nhẫn với việc đọc? Bạn đọc như thế nào? Bạn tìm kiếm khắp các nguồn trên mạng, đọc một nửa bài viết trên blog, sau đó chuyển qua các bài trên facebook rồi trên các trang báo điện tử.

Đọc thế nào để nuôi dưỡng thói quen viết lách tốt?

Giống như một cuộc đánh trận - bạn lo sợ sẽ bỏ sót bất cứ một tên địch nào và đó là lý do bạn lục sùng khắp mọi nơi để tìm kiếm. Với việc đọc, có những người sợ sẽ bỏ lỡ mất những thông tin về ngành liên quan như các thủ thuật tiếp thị, xu hướng thời trang v.v. Và bạn luôn cảm thấy bồn chồn, bị bỏ lại phía sau nếu như không nắm bắt được hết mọi thứ.

Chẳng ai thích cảm giác này.

Vậy tại sao bạn không tự mình thoát khỏi cảm giác lo lắng, bồn chồn đó? Tôi khuyên bạn nên học cách cảm thấy ổn với việc bỏ lỡ, việc không biết hết tất cả và bỏ qua suy nghĩ bản thân bị bỏ lại phía sau.

Và tôi phát hiện ra rằng các xu hướng mới nhất, các cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông xã hội và thậm chí là tin tức ít quan trọng hơn chúng ta nghĩ.

HÃY “THỰC SỰ” ĐỌC

Đọc thực sự không giống với việc bạn “quét” các bạn bản mỗi ngày.

Chúng ta đọc vì ba lý do chính:

1/ Để thư giãn và thoát khỏi sự mệt mỏi, chán chường ngày hôm nay
2/ Tiếp thu kiến thức, trí tuệ và những ý nghĩa của cuộc sống
3/ Để cập nhật xu hướng.


Nhưng bây giờ, hãy cố gắng giảm thiểu thời gian bạn dành cho việc cập nhật.

Trong ba lý do trên, lý do nào là quan trọng nhất đối với bạn?

Ngay cả việc đọc thư giãn cũng cải thiện kỹ năng viết của bạn.
Tôi thích đọc những câu chuyện hay và hồi hộp. Đó là cơ hội để chúng ta trốn thoát, để giải thoát bản thân khỏi những tin xấu và để nghỉ ngơi.

Nhưng ngay cả khi bạn đọc để thư giãn, bạn vẫn cải thiện kỹ năng viết của mình.

Đặc biệt khi bạn đọc những tác phẩm văn học nước ngoài, bạn sẽ thêm nhiều từ mới và có thể sử dụng trong bài viết của mình. Ngoài ra bạn còn học được cách tác giả sử dụng nhịp điệu trong bài viết của mình.

Ngay cả khi bạn không chú ý, kỹ thuật viết thỉnh thoảng nhảy ra và làm phong phú bài viết của bạn một cách tự nhiên:

- Khi đọc Ông già và biển cả, bạn có thể sẽ rất thích phong cách viết đơn giản của Hemingway.
- Khi đọc bộ truyện Jack Reacher của Lee Child, bạn hẳn sẽ đánh giá cao cách bắt nhịp một câu chuyện hay.
- Khi đọc bộ phim kinh dị “The Quality of Silence”, bạn sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng từ những mô tả về sự lạnh lùng.
- Khi đọc cuốn hồi ký “My Father, the Pornographer” bạn sẽ bị ấn tượng bởi những câu nói đầy cảm xúc mạnh mẽ.

Tôi nghi ngờ rằng tất cả chúng ta bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta đọc. Nếu bạn chỉ đọc các bài báo học thuật, bạn sẽ có xu hướng viết các câu dài hơn và sử dụng lời văn thụ động. Nếu bạn đọc nhiều thơ hơn, bạn sẽ học cách viết ngắn gọn và hợp lý hơn. Khi bạn đọc các bài đăng trên blog trò chuyện, bạn cũng sẽ sử dụng ngôn ngữ hàng ngày nhiều hơn trong văn bản của mình.

Vì vậy, khi chúng ta đọc những lời văn gây được tiếng vang nhất với chúng ta, chúng ta sẽ biết điều chỉnh cách viết của chính mình. Đó là cách mà ta tìm thấy tiếng nói của mình.

ĐỌC CŨNG TRUYỀN CẢM HỨNG CHO BLOG CỦA BẠN

Hãy để tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện về một cô bạn, cô ấy chia sẻ về việc đọc của mình như sau:

"Khi tôi bắt đầu viết blog, tôi chủ yếu đọc để cập nhật các xu hướng tiếp thị.

Tôi đọc sách rất nhiều bài viết trên blog. Tôi đã chọn những cuốn sách dựa trên những bài báo như “10 cuốn sách hàng đầu mà mọi chủ doanh nghiệp phải đọc trong năm 2018”, hay “7 cuốn sách mà Bill Gates đã đọc trong kỳ nghỉ.”

Nhưng tại sao tôi phải quan tâm đến những gì các nhà lãnh đạo doanh nghiệp như Bill Gates và Warren Buffett đọc? Và xu hướng mới nhất quan trọng như thế nào đối với công việc và cuộc sống của tôi?

Tôi đã thấy thỏa mãn hơn khi giảm thiểu việc đọc về các xu hướng mới nhất và theo sự tò mò của tôi khi chọn những cuốn sách phi hư cấu để đọc. Không phải mọi cuốn sách tôi đọc đều biến thành một bài đăng trên blog, nhưng khá nhiều cuốn sách đáng ngạc nhiên truyền cảm hứng cho bài viết của tôi. Ví dụ:

- Một cuốn sách về những hạn chế trong việc sáng tạo đã khuyến khích tôi viết blog về một sự thay đổi tư duy đơn giản để viết nhiều hơn.
- Cuốn sách xây dựng thương hiệu của Donald Miller đã thúc đẩy tôi viết về tiếp thị và biết cách kể chuyện tinh tế.
- Cuốn sách “10% Happier” của khuyến khích tôi viết về câu chuyện “bán ý tưởng”.

Đôi khi tôi chọn một cuốn sách bởi vì tôi nghĩ nó có thể hữu ích cho việc viết một bài đăng trên blog. Đây là trường hợp với cuốn sách Donald Miller về tiếp thị và kể chuyện. Nhưng chủ yếu là tôi thỏa mãn sự tò mò của mình và tôi không biết liệu một cuốn sách có hữu ích cho blog của mình hay không. Tôi hiếm khi thực hiện nghiên cứu cụ thể cho một bài đăng trên blog bởi vì việc đọc thường xuyên đã cung cấp cho tôi đủ đầu vào để viết, đặc biệt là khi đọc những thứ nằm ngoài chủ đề cốt lõi của văn bản.

Tôi đọc những gì tôi thích. Bởi vì khi tôi đọc những gì cuốn hút tôi, tôi cảm thấy có nhiều cảm hứng hơn và tôi tò mò muốn tìm hiểu thêm."

CÁCH ĐỌC ĐỂ TÌM HIỂU THÊM

Khi bạn đọc một cuốn sách phi hư cấu, bạn sẽ học được nhiều hơn khi chủ động sử dụng thông tin thay vì chỉ đơn giản sử dụng một đoạn văn bản.

Vì vậy, hãy cố gắng hiểu những gì bạn đọc một cách rõ ràng và sâu sắc nhất. Bạn nên tự hỏi:

- Cuốn sách này nói về cái gì?
- Tôi đã học được gì từ nó? Điều gì làm tôi thấy thú vị nhất?
- Làm thế nào để thông tin phù hợp với những gì tôi biết?
- Làm thế nào nó áp dụng cho chủ đề chuyên môn của tôi (viết)?

Ryan Holiday khuyên bạn nên chuyển ghi chú vào một cuốn sổ tay:

Một cuốn sổ tay là một tài nguyên trung tâm lưu trữ các ý tưởng, trích dẫn, giai thoại, quan sát và thông tin bạn gặp trong suốt cuộc đời. Mục đích của cuốn sổ là ghi lại và sắp xếp những kiến thức quý báu này để sử dụng trong cuộc sống của bạn, trong công việc kinh doanh của bạn, viết, nói hoặc bất cứ điều gì bạn làm.

Sách cung cấp một lối thoát, làm phong phú cuộc sống của bạn và giúp bạn hiểu hơn về thế giới.

Và bạn đang đọc những gì trong tuần này, hãy chia sẻ với chúng mình nhé!

(Nguồn từ HW2P)

(0 ratings)

Tags: viết lách tốt, thói quen, đọc, nuôi dưỡng