Người đăng: Thu Trang   Ngày: 01/07/2021   Lượt xem: 4276

Để trở thành cây viết chuyên về chân dung nhân vật là một cơ duyên đầy thú vị đối với mình. Mình có hơn 700 bài viết về nhân vật từ khắp nơi trên thế giới nhưng chủ yếu là gương mặt Việt. Mình rất thích làm việc này vì mình biết được rằng ai đó sẽ đọc được câu chuyện của nhân vật để được truyền cảm hứng và để sống tốt hơn với lựa chọn của mình.

Chính cơ duyên được làm cho trang thông tin chính thức của Hội Thanh Niên Sinh Việt Việt Nam tại Hoa Kỳ mà mình đã xuất bản được cuốn sách đầu tay có tên Rạng danh tài trí Việt năm châu. Cuốn sách kể về hành trình mà 21 nhân vật ghi những dấu ấn thế giới trên con đường học tập, nghiên cứu và khởi nghiệp khắp trời u, dù với những xuất phát điểm hoàn toàn không giống nhau. Cuốn sách đã cho độc giả nguồn cảm hứng để sống, để làm việc, và để tự tin ghi tên mình vào những cột mốc quan trọng với bản thân, xã hội.

Nếu bạn đang làm Freelance Writer, và muốn tập trung theo thị trường ngách khi chuyên viết về chân dung nhân vật, bạn cũng có rất nhiều cơ hội việc làm tuyệt vời như: Viết bài PR cho cá nhân (họ có thể là doanh nhân, có thể là KOLs, có thể là tác giả... ) với những bài như thế bạn có thể có được mức phí từ 1 triệu - 5 triệu; Cộng tác với các báo đang khai thác mảng viết về chân dung nhân vật với mức nhuận bút từ 300k - 2 triệu, (như hiện tại mình chuyên viết cho Vnexpress, lúc trước thì ZingNews với 2 mảng chính là kinh doanh và du học); Hoặc có thể viết được một cuốn sách giống mình và bán bản quyền cho nhà xuất bản (Mức nhuận bút có thể từ 15 triệu - 60 triệu, tùy độ hót của sách và tác giả)...

Mình xuất thân là dân học làm báo ra nên câu chuyện làm thế nào để phỏng vấn nhân vật, khai thác thông tin từ họ và viết thành bài hoàn thiện đưa đến độc giả luôn được chú trọng trong suốt quá trình ở trên giảng đường. Tuy nhiên, mình thấy tay nghề viết của mình lên cao khi được thực hành đều đặn, thường xuyên.

Liệu bạn có thắc mắc: Muốn viết bài phỏng vấn chân dung nhân vật bạn cần có những kiến thức cơ bản nào? Làm thế nào để viết được bài chân dung nhân vật khi mới bắt đầu?

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BÀI VIẾT PHỎNG VẤN CHÂN DUNG NHÂN VẬT

Phỏng vấn là một hoạt động trung tâm của nền báo chí hiện đại, cũng là phương tiện chính để phóng viên, người viết sử dụng để thu thập các dữ liệu cho mình trong mục tiêu tạo nên một bài viết thuyết phục. Ở đâu có báo, có tạp chí, có các website tin tức, thì ở đó có phỏng vấn. Phỏng vấn là cách giúp người viết đáp ứng được những tò mò khi tìm hiểu về đời sống, công việc của các nhân vật nổi tiếng. Phỏng vấn cũng là cách để người viết thu thập thông tin từ chuyên gia với các số liệu nhằm tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Những câu hỏi được soạn từ người viết để nhân vật trả lời sau đó được biên tập và viết lại thành 2 loại cơ bản nhất: Bài phỏng vấn, Bài tường thuật.

Bài phỏng vấn là bài bao gồm các câu hỏi và câu trả lời được ghi chép nguyên vẹn trong bài viết. Bài phỏng vấn dạng này thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên báo chí nhưng tần suất không nhiều bằng dạng Bài tường thuật. Các nhân vật được phỏng vấn phải là nhân vật có điểm nổi bật nhất định, họ nổi tiếng hoặc có tiếng nói trong xã hội.

Dạng thứ 2 là Bài tường thuật. Sau khi bạn thu thập được những câu trả lời từ nhân vật, bạn sẽ biên tập lại thành một bài viết dưới góc nhìn của riêng bạn. Trong bài viết, bạn sẽ chèn một vài trích dẫn của nhân vật với các nội dung phù hợp được nhắc đến trong bài viết.

Riêng với bản thân mình thì mình chọn thể loại tường thuật để viết về nhân vật nhiều hơn là thể loại phỏng vấn trực tiếp mà mình chia sẻ ở trên. Và các phóng viên cũng như các tờ báo lớn cũng sẽ ưu tiên lên sóng các bài tường thuật nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy các tờ tạp chí lại có các bài phỏng vấn dài với đầy đủ câu hỏi cũng như câu trả lời. Bạn có thể tùy vào văn phong của từng tờ báo, tạp chí mà bạn muốn làm việc cùng để viết đúng ý họ. Hoặc bạn có thể xem thử mình thích hợp với phong cách nào để luyện thiên về thể loại đó hơn.

CÁCH LÊN CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Để có bài viết chất lượng, bạn cần có những câu hỏi ấn tượng. Việc đưa các câu hỏi ấn tượng sẽ khiến cho nhân vật có hứng thú trả lời nhiều hay ít. Một khi nhân vật trả lời càng chi tiết bạn càng có cơ sở để tạo nên một bài viết hay. Để tạo nên các câu hỏi hay như thế nào, mình sẽ chia sẻ kỹ hơn ở buổi học sau nhé.

Bạn hãy đặt mình vào vị trí của độc giả để trả lời câu hỏi rằng mình muốn biết gì về nhân vật này? Mình tò mò về cuộc sống của họ, về cách họ học, về cách họ làm việc, về các mục tiêu của họ, về quan điểm cuộc sống, về các bí quyết giúp họ trở thành người mà họ muốn… Càng có sự tò mò về nhân vật bạn càng có đủ động lực để giúp mình khai thác sâu về họ để làm nên bài viết chất lượng hơn.

NHỮNG DẠNG CÂU HỎI TRONG PHỎNG VẤN

Bạn nên lưu ý các dạng câu hỏi để dùng khi phỏng vấn bao gồm: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi gợi ý.

Câu hỏi đóng (yes/no question) là những câu hỏi có đáp án là có hoặc không. Ví dụ: Anh có cảm thấy cô đơn trong thời kỳ covid này không ạ?; Chị có thấy vui khi nhận được giải thưởng vừa rồi không ạ?…

Trong phỏng vấn, bạn không nên sử dụng quá nhiều câu hỏi đóng vì càng nhiều câu hỏi dạng này, nhân vật càng lười trả lời thêm, thậm chí khi bạn hỏi câu mở thì họ vẫn trả lời rất ngắn.

Câu hỏi mở: Là các dạng câu hỏi nhằm khuyến khích nhân vật trả lời càng nhiều càng tốt.

Một ví dụ về câu dạng này: Điều gì khiến chị quyết định ảnh trở thành một doanh nhân?

Tại sao chị lại lựa chọn con đường khởi nghiệp? Chị có thể chia sẻ lý do các sản phẩm của chị có sự khác biệt nhất định trên thị trường?

Câu hỏi khuyến khích, gợi ý: Sử dụng dạng câu hỏi này với mục đích khuyến khích hoặc gợi ý cho nhân vật trả lời thêm những nội dung mà độc giả sẽ tò mò.

Một ví dụ như: Bí quyết nào để chị quản lý thời gian hiệu quả trong lúc cảm nhận nhiều vai trò khác nhau?; Chị có thể gửi đến các bạn trẻ lời khuyên hữu ích nào về con đường mà chị đã trải qua? Những bài học cuộc sống mà chị có thể chia sẻ trẻ thế độc giả trẻ?

Trong bài phỏng vấn bạn cần sử dụng linh hoạt các câu hỏi hỏi để khuyến khích nhân vật trả lời nhiều hơn và và hấp dẫn hơn. Đặc biệt một trong lúc bạn đưa câu hỏi đóng bạn cần kèm theo một câu hỏi mở cho câu trả lời có hoặc không của nhân vật.

Bạn nên nhớ một bài phỏng vấn hay có chiều sâu là bài phỏng vấn mà nhân vật trả lời nhiều, đúng trọng tâm câu hỏi hỏi mà bạn muốn khai thác.

Cre: Fb Hanh Nguyen

(29 ratings)

Tags: phỏng vấn, viết bài, chia sẻ, chân dung, nhân vật