Người đăng: FBTI   Ngày: 22/10/2019   Lượt xem: 1907

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao mình đã làm mọi thứ đúng cách nhưng website của bạn vẫn không xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm của Google? Lý do là website của bạn đã gặp một số “rào cản” để được hiển thị, tuy nhiên tin vui là một vài trong số chúng có thể dễ dàng khắc phục được.

Một lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng trước khi bắt đầu bài viết: Thứ người dùng tìm kiếm là một page trong website của bạn chứ không phải là cả một website. Để Google có thể thu thập dữ liệu và xếp hạng web page của bạn thì họ cần biết đến sự tồn tại của page và nghĩ rằng đây là trang page xứng đáng để được xếp hạng. Chính vì vậy, để được xuất hiện trên Google thì dưới đây là 3 điều quan trọng bạn cần lưu ý:

1. Google biết rằng website của bạn có tồn tại và có thể dễ dàng tìm thấy cũng như tiếp cận những web pages quan trọng trong website.

2. Website của bạn cần có một web page có nội dung phù hợp với từ khóa mà bạn muốn hiển thị.

3. Chứng minh được cho Google thấy rằng web page của bạn là page phù hợp nhất để được xếp hạng cho mục tiêu của truy vấn của bạn.

9 lý do tại sao trang web của bạn không xuất hiện trên Google và cách khắc phục?

Và 9 vấn đề mà bài viết sẽ giải quyết dưới đây đều liên quan đến 3 mục tiêu quan trọng này.

1. Website của bạn còn mới

Google cần thời gian để khám phá ra các website và web pages mới. Vì vậy nếu trang web của bạn mới được lập vào buổi sáng thì rất có thể đó là lý do tại sao buổi tối bạn vẫn không thể tìm thấy chúng trên Google.

Để kiểm tra xem Google đã biết đến sự tồn tại của website hoặc web pages của bạn hay chưa, hãy tìm trên thanh tìm kiếm theo cú pháp như sau:

- Website: site:[website của bạn]

- Web pages:

site:[website của bạn]/tên-page-bạn-muốn-kiểm-tra

Nếu có nhiều hơn 1 kết quả tìm kiếm thì Google đã biết tới website hoặc web pages của bạn. Còn nếu không có kết quả tìm kiếm nào phù hợp thì nghĩa là họ còn chưa biết đến.

Khi đó, bạn cần tạo một sơ đồ trang web (sitemap) và gửi nó thông qua Google Search Console.

Vào Google Search Console > Sitemaps > Nhập sitemap URL > Submit

Sitemap sẽ cho Google biết đâu là pages quan trọng trong site của bạn và họ có thể tìm thấy nó ở đâu.

2. Bạn đang chặn các công cụ tìm kiếm trong khi lập chỉ mục cho pages của mình

Bạn có thể ngăn không cho một số pages nhất định của mình xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google bằng cách sử dụng thẻ meta “noindex”. Đó là một đoạn mã HTML có dạng như sau:

Những pages có đoạn mã trên sẽ không được lập chỉ mục cho dù bạn đã tạo một sơ đồ trang và gửi nó đến Google Search Console. Và bạn thường không nhớ rằng mình đã thêm đoạn mã này vào các pages của mình, đó là lý do tại sao pages của bạn không thể xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm của Google.

Với vấn đề này, bạn có thể giải quyết dễ dàng bằng cách gỡ thẻ “noindex” khỏi những pages cần thiết.

3. Bạn đang chặn các công cụ tìm kiếm trong khi crawling (thu thập dữ liệu) pages của bạn

Hầu hết các trang web đều có một tệp robots.txt. Đây là tệp sẽ chỉ dẫn cho các công cụ tìm kiếm đâu là nơi họ có thể tìm được trang web của bạn. Các URL bị chặn trong tệp này sẽ không được Google thu thập dữ liệu. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng sẽ không được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Trong trường hợp bạn đã gửi sitemap của mình thông qua Google Search Console, bạn sẽ được thông báo về các vấn đề liên quan. Nếu muốn tìm các URL bị chặn, bạn có thể vào phần báo cáo “Coverage” sau đó chọn “Submitted URL blocked by robots.txt”

Lưu ý: Các tệp robots.txt nhìn chung khá phức tạp. Vì thế nếu không đủ tự tin, bạn hãy nhờ đến các chuyên gia trong lĩnh vực này trước khi làm nó rối tung lên.

4. Bạn không có đủ các backlinks (đường dẫn ngược) chất lượng cao

Cho dù không có vấn đề gì “ngăn cản” việc các page của bạn xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm của Google thì bạn vẫn nên “chứng minh” cho Google thấy rằng page của mình xứng đáng được xếp hạng.

Trong khi có hàng trăm yếu tố liên quan đến thuật toán xếp hạng của Google thì số lượng backlinks từ các websites uy tín dẫn đến trang vẫn luôn là một yếu tố “mạnh”. Kết quả này được chứng mình qua rất nhiều nghiên cứu.

Để kiểm tra số lượng trang web uy tín (referring domains) liên kết với page của bạn, hãy paste URL của bạn vào Site Explorer. Sau đó, vào trang Keywords Explorer, tìm từ khóa mục tiêu của bạn và cuộn xuống xem bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm tự nhiên. Ở đây, bạn sẽ nhìn thấy các trang xếp hạng hàng đầu và các số liệu SEO của mỗi trang. Lướt qua cột “Domains” bạn sẽ thấy số lượng các website uy tín liên kết đến mỗi trang.

Hãy kiểm tra và thiết lập nhiều backlink hơn để tăng xếp hạng cho page của bạn.

5. Page của bạn đang thiếu “uy tín”

Thuật toán xếp hạng của Google hoạt động dựa trên một nền tảng gọi là PageRank, ở đây họ sẽ đếm và sử dụng các backlinks và link nội bộ như những “phiếu bầu”. Vào năm 2017 Google xác nhận rằng, backlinks và link nội bộ là những yếu tố quan trọng trong thuật toán xếp hạng của họ.

Bạn có thể kiểm tra mức độ “tuy tín” của bất cứ page nào thông qua chỉ số UR (URL Rating - tạm hiểu là sức mạnh của backlink của một URL) của nó. UR dựa trên thang đo logarit, chạy từ 1 đến 100. Page có UR càng cao thì mức độ uy tín, quyền hạn càng lớn. Bạn có thể kiểm tra chỉ số này qua trang: Site Explorer.

Vì thế, nếu thấy các page xếp hạng top có điểm UR cao hơn page của bạn thì đây là dấu hiệu cho thấy rằng bạn cần đẩy mức độ “uy tín” của page lên. Phổ biến nhất là bằng hai cách sau:

- Thiết lập thêm nhiều backlink

- Thêm vào nhiều link nội bộ

6. Website của bạn đang thiếu “uy tín”

Không chỉ riêng webpage, mức độ uy tín của website cũng là một yếu tố mà Google sử dụng để xếp hạng các page thuộc website đó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thứ hạng của các từ khóa có liên quan đến DR (Domain Rating - chỉ số uy tín của website).

Để kiểm tra chỉ số DR của website của bạn, hãy dán phần domain vào Ahrefs Site Explorer và bạn sẽ thấy kết quả.

Bạn có thể so sánh chỉ số DR của các site xếp đầu với từ khóa mục tiêu của bạn. Từ đó để biết cách cải thiện chỉ số DR website của mình.

7. Web page của bạn không liên kết với “mục đích tìm kiếm” của người dùng

Google luôn muốn hiển thị ra các kết quả hữu ích và phù hợp nhất với truy vấn của người dùng. Đó là lý do tại sao nội dung trên page của bạn phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Cụ thể là từ truy vấn ấy, người dùng muốn nhận được những kết quả ra sao, về vấn đề gì, dưới định dạng nào,... Đây thường được gọi là “mục đích tìm kiếm”.

8. Bạn bị trùng lặp nội dung

Trùng lặp nội dung vấn đề xảy ra khi các webpage ở các địa chỉ URL khác nhau nhưng lại có nội dung giống hoặc tương tự nhau.

Google có xu hướng không lập chỉ mục cho các nội dung trùng lặp bởi nó làm tốn không gian trong các chỉ mục - hiểu đơn giản như khi bạn có hai cuốn sách có nội dung giống nhau trên giá sách và bạn thường chỉ muốn giữ lại một trong số chúng.

Thông thường, khi không có quy tắc nào cụ thể, Google sẽ cố gắng tự xác định page tốt nhất để lập chỉ mục. Nhưng khả năng tự lập chỉ mục của Google lại không hề hoàn hảo.

Để tìm kiếm các trang trùng lặp và tương tự với trang của bạn, bạn có thể sử báo cáo “Content Quality” trong Ahrefs Site Audit. Sau đó giải quyết vấn đề bằng cách chuyển hướng hoặc chuẩn hóa các nội dung trùng lặp.

9. Bạn bị Google phạt

Bị Google phạt là lý do hiếm nhất nhưng không phải là không thể xảy ra. Thông thường, Google sẽ có hai kiểu phạt:

- Thủ công: Đây là trường hợp mà Google xóa hoặc hạ cấp trang web của bạn trong mục kết quả tìm kiếm. Thường xảy ra khi một nhân viên của Google kiểm tra trang web của bạn một cách thủ công và phát hiện ra rằng trang web của bạn đang không tuân thủ theo các nguyên tắc quản trị của họ.

- Thuật toán: Đây là trường hợp các thuật toán của Google chạy và tự chặn website của bạn hoặc một web page trong mục kết quả tìm kiếm do các vấn đề liên quan đến chất lượng trang web. Vì thế đây là trường hợp phổ biến hơn.

May mắn là các trường hợp phạt thủ công thì rất hiếm, trừ khi website của bạn gặp vấn đề gì thực sự nghiêm trọng. Trước khi tiến hành các hình phạt, Google thường có những cảnh báo trước cho bạn qua tab “Manual penalties” trong Search Console.

Còn nếu bạn nghi ngờ website hoặc web page của mình bị phạt bởi thuật toán của Google do lưu lượng truy cập tự nhiên giảm đáng kể, khi đó hãy kiểm tra xem sự thay đổi đó có giống với các hình phạt bởi thuật toán của Google mà bạn đã biết hay nghi ngờ không. Nếu đúng, hãy xin ý kiến từ các chuyên gia để tìm ra giải pháp phù hợp trước khi bạn gặp những hình phạt “nặng” hơn.

(Nguồn FromBrandtoicon)

(2 ratings)

Tags: không xuất hiện, trang web, lý do, Google, cách khắc phục