Người đăng: Thu Trang   Ngày: 08/07/2021   Lượt xem: 701

Chuyện là hôm qua mình được dịp tham gia Webinar “Bí Ý tưởng làm Content Facebook” do chị xxx tổ chức nên có recap lại vài dòng muốn chia sẻ với mọi người.

1. Những điều mọi người vẫn hay lầm tưởng về Content Facebook

Lầm tường đầu tiên: Post Facebook viết là phải ra trăm đơn, ngàn đơn!

Sự thật là: Facebook Post muốn ra đơn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, 3 yếu tố điển hình là:

  • Content chuẩn chỉnh: Kết cấu bài viết như nào? Tiêu đề đã đủ thu hút chưa? Đã có CTA chưa? Hình ảnh đi kèm ra sao? Caption có cung cấp đầy đủ thông tin cho người đọc?
  • Ngân sách dành cho Ads và hoạt động tối ưu Ads: Bạn sẵn sàng chi bao nhiêu cho phần chạy Ads? Đã có người theo dõi và tối ưu Ads chưa? Hay chỉ dừng lại ở mức nạp tiền vào thẻ và đến đâu thì đến?
  • Phụ thuộc vào sản phẩm đang quảng cáo: Bạn đang kinh doanh mặt hàng gì? Sản phẩm có thực sự mang lại lợi ích cho người dùng? Bạn có đang bán trên nhiều nền tảng không hay chỉ đăng bán trên Face thôi?

Kinh nghiệm là: Đừng quá tham vọng vào một bài Post trên Facebook, điều ấy vô tình sẽ tạo áp lực cho các Content Writer.

Lầm tưởng thứ hai: Senior thì không bí ý tưởng!

Sự thật là: Việc bí ý tưởng là chuyện rất bình thường, ai rồi cũng sẽ bí ý tưởng, có thể sinh ra ý tưởng thì phải chấp nhận việc bí ý tưởng. Nhưng có điều, Senior khác với Junior, Fresher và Intern ở chỗ họ biết cách hạn chế nó.

Kinh nghiệm là: Phải liên tục làm mới mình, phải thực hành sáng tạo hằng ngày. Nếu bạn muốn đào ra nhiều ý tưởng, thì phải nạp vô thật nhiều ý tưởng, số lượng đầu vào phải gấp đôi, gấp ba lần thì đầu ra mới chất lượng và không bị nghẹt. Để có nhiều idea hay, bạn phải đọc thật nhiều sách (Sách chuyên ngành, sách văn học, sách được giới trong nghề khuyên đọc), xem thật nhiều phim, tham khảo các trang chuyên về hình ảnh sáng tạo như Shutterstock, Pinterest, Adobestock,…Thậm chí, bạn còn phải nạp vào cho mình tất cả thông tin của đối thủ cạnh tranh, để biết sản phẩm họ hay ở chỗ nào, hấp dẫn ở chỗ nào mà học hỏi.

2. Tình trạng chung của người bí ý tưởng làm Content Facebook

Mức độ 1: Những người không biết “Hôm nay phải viết gì?, thường có biểu hiện như sau:

  • Bí chủ đề, không biết bắt đầu như thế nào
  • Hết bì chủ đề, sang bí tiêu đề
  • Viết được tiêu đề, lại vắt não tiếp tục suy nghĩ caption
  • Xong caption, nghĩ tiếp nên thiết kế hình như nào
  • Có cái hình, thêm cái CTA vào post là hết luôn nữa ngày

Mức độ 2: Những người đã viết được hoàn chỉnh bài post, nhưng lại rơi vào tình trạng

  • Bài viết chung chung, mơ hồ
  • Bài viết khô khan, thuần thông tin
  • Bài viết bị nhàm
  • Viết dông dài, thiếu trọng tâm

3. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục việc bí ý tưởng

3.1 Nguyên nhân đầu tiên: Không hiểu rõ sản phẩm dịch vụ của mình

Tìm hiểu về sản phẩm thông qua các thông tin trên brief, bao bì, Brochure là chưa đủ. Người viết cần đặt mình là người tiêu dùng để tìm hiểu, nhờ thế bạn mới phát hiện những thông tin sâu hơn về sản phẩm. Hiểu sản phẩm là phải hiểu từng góc gách của sản phẩm, phải xác định được USP, thế mạnh của sản phẩm. Tự đặt thật nhiều câu hỏi Vì sao? Như thế nào? Để mổ xẻ từng chi tiết về sản phẩm/dịch vụ mà mình muốn viết.

Cách khắc phục vấn đề: Làm Brandkey hoặc Mindmap để liệt kê ra hết những khía cạnh liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ khi viết cho nhà hàng, thì hãy vẽ nhiều nhánh trên mindmap theo các chủ đề sau: Giá của món ăn, giá của nước uống, không khí nhà hàng, phong cách phục vụ của nhân viên, sự kiện diễn ra hằng tuần, promotion mỗi ngày của nhà hàng. Nhánh thứ hai ta lại tiếp tục triển khai từ các chủ đề trên như: Nguồn gốc sản phẩm lấy từ đâu? Thức uống như thế nào? Sân khấu tổ chức sự kiện như nào? Càng liệt kê nhiều thì sau này khi triển khai bài viết sẽ hạn chế được việc bí ý tưởng.

3.2 Nguyên nhân thứ hai: Không hiểu rõ người tiêu dùng

Cách khắc phục vấn đề: Phân tích người tiêu dùng theo từng bước sau:

Demographic: Phân tích về nhân khẩu học gồm: Tuổi tác, giới tính, gia đình, thành phần xã hội và thu nhập (Phần lớn mọi người đều chỉ dừng ở bước này, nhưng như vậy thì chưa đủ, việc phân tích giữa chừng về khách hàng sẽ làm cho bài viết rất thô và khô)

Persona: Bắt đầu hình tượng hóa nhân vật ở bước Demographic thành người cụ thể. Ví dụ ở trên bạn xác định khách hàng của mình là nữ, 27 tuổi, sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, chưa kết hôn, thu nhập A, công việc B, thì đến bước này hãy liên tưởng cô ấy thành một trong những người thân có các yếu tố nhân khẩu học giống vậy, để tiếp tục phân tích sâu hơn về hành vi, tâm lý, sở thích, phong cách sống.

Insight: Tiếp tục tìm ra các huyệt tâm lý, những mong muốn thầm kín của cô ấy. Người viết càng tìm được nhiều insight thì bài viết sẽ càng sâu và càng thu hút. Người viết nên nhớ là tất cả bài Post tốt đều phải có insight, có nhiều insight mới có nhiều ý tưởng.

3.3 Nguyên nhân thứ ba: Thiếu sáng tạo trong phong cách thể hiện

Tức là phần thực thi bị yếu, không thể truyền tải hết ý tưởng đến người đọc. Muốn khắc phục vấn đề, người viết phải rèn luyện cho mình nhiều sự sáng tạo, học và nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau, cách thức thực hiện chia sẻ như trên.

4. Về câu chuyện insight

4.1 Insight là gì?

Một số khái niệm tham khảo từ 2 nhà quảng cáo nổi tiếng, nhưng mình không nghe rõ tên

  • Universal Truths: Mẹ yêu con
  • Cultural Tension: Căng thẳng mang tính văn hóa xã hội (VD: Mẹ chồng nàng dâu qua bao thế hệ vẫn chưa có tiếng nói chung)
  • Reason: Lý do sâu xa (VD: Phụ nữ đôi khi muốn mua sắm để giải stress

4.2 Phân loại insight

Product Insight - Insight về sản phẩm: Phổ biến nhất, hơn 90% ý tưởng content đều theo insight này, theo lợi ích lý tính hoặc cảm tính của sản phẩm (VD: Trẻ em không thích kem đánh răng vì vị thế, Đàn ông thích dùng sản phẩm tiện lợi 3in1). Insight này liên quan đến thói quen sử dụng, thích hay không thích, mong muốn sử dụng của sản phẩm

Human Insight - Insight của con người nói chung (Human Insight) gián tiếp liên quan đến sản phẩm (Omo, dirt is good), Diana ( Là con gái thật tuyệt, bắt nguồn từ insight không thích làm con gái)

4.3 Làm sao để tạo Insight?

Để có được insight của khách hàng, các Brand lớn phải bỏ ra rất nhiều chi phí để thục hiện nghiên cứu, khảo sát, hay trò chuyện Focus Group. Vậy những doanh nghiệp nhỏ lẻ muốn tìm insight thì phải làm gì?

1. Vào các trang fanpage đối thủ (Lượng content càng nhiều thì nền tảng phát triển hay hơn,)

2. Dựa vào lợi ích sản phẩm đưa ra insight, phải hiểu sản phẩm mới đào ra được insight

3. Nhắm vào các group có đối tượng khách hàng mục tiêu , nơi màu mỡ để lấy insight đúng

4. Phỏng vấn người tiêu dùng mục tiêu theo 5W2H.

Mùa dịch không biết làm gì nên mình cũng ráng sống tích cực hơn, tranh thủ học thêm kiến thức từ các anh chị Senior trong ngành để trưởng thành hơn với nghề.

Cre: Author Man Nguyen

(2 ratings)

Tags: content, bí ý tưởng, facebook, content facebook