Người đăng: Thu Trang   Ngày: 11/03/2020   Lượt xem: 981

Không chỉ dừng lại ở hình thức hợp tác đăng bài, tham dự sự kiện hay góp mặt trong quảng cáo của nhãn hàng, các Influencer Artist đóng vai trò như một đại diện về âm thanh cho thương hiệu, biến sự kết hợp giữa thương hiệu và Influencer trở thành một sản phẩm nghệ thuật được công chúng mục tiêu đón nhận.

Sau đây là tuyến bài về Artist Influencer - Những người đóng vai trò như một chủ thể của ngành Marketing hiện đại.

1. Sự nổi lên của Influencer Marketing

Theo Gartner Inc, trang đo lường các chỉ số về các xu hướng Marketing toàn cầu. Influencer Marketing là một trong những xu hướng tiềm năng có thể giữ vững vị thế trong 3-5 năm tới.

Vậy Artist Influencers là ai? Họ là những người có sức ảnh hưởng làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật. Họ là Ca sĩ, Producers, DJs, Dancers, Hoạ sĩ. Họ là những người tạo ra nội dung Nguyên bản.

Justatee vừa gửi email bản mix mới tới hòm thư của phòng Quảng cáo. Đây là sản phẩm âm nhạc được sử dụng bởi Viettel Pay trong chiến dịch Tết với chủ đề “Việc gì phải hốt”. Sau hết Mana, sản phẩm kế tiếp về chủ đề “Tết hết tiền” lại được dịp gây xôn xao giới trẻ với giai điệu bắt tai cùng những cái tên “đinh” của làng âm nhạc năm vừa qua: Hoàng Thuỳ Linh, Đen Vâu.

Không chỉ Viettel, những cái tên như Mirinda hay Bitis cũng tham gia vào cuộc chơi với những nghệ sĩ như Bích Phương, Việt Max,… bằng các sản phẩm âm nhạc hay trực tiếp thiết kế sản phẩm mới (Tham khảo thêm chiến dịch giữa G-Dragon và NIKE)

Nhãn hàng nhỏ cũng hiểu được tầm quan trọng của Influencers như Curnon với Lena (Một ca sĩ Indie trẻ), SStutter với Thái Đinh, hay 5TheWay với chiến lược hợp tác cùng hàng loạt Rapper Việt. Việc nắm được thị hiếu kết hợp với khoản đầu tư hợp lý giúp tạo ra doanh thu và định vị.

Điều khiến cho Artist Influencers chiếm được thiện cảm với nhãn hàng là: Sự chân thực và tính đa dạng.

• Sự chân thực: Các Artist Influencers không thể giả danh sự nổi tiếng và cộng đồng fans của họ. Những chỉ số như lượng like, quan tâm hay bàn luận được thể hiện trực tiếp trên các sản phẩm họ ra mắt. Có thể kể tới các tác phẩm âm nhạc, các video nhảy, hoặc một livestream ra mắt sản phẩm mới. Phòng Marketing nội bộ có thể tự đánh giá được sức ảnh hưởng của Artist Influencer trước khi quyết định chi ngân sách.

• Tính đa dạng: Artist Influencers có khả năng đáp ứng cao, từ chụp hình, dự sự kiện cho tới sáng tạo, kiến thiết ra sản phẩm mới, xây dựng một tinh thần mới cho sản phẩm, thương hiệu.

2. Branding hay Marketing?

Sự xuất hiện của Micro Influencers cùng KOLs bước đầu đã thay đổi mục tiêu tiếp thị. Từ khoản đầu tư 50 triệu cho một MV, một nghệ sĩ, một hệ thống kênh truyền thông, đến một sự kiện âm nhạc trị giá hàng tỷ đồng. Thay vì đổ toàn bộ tiền vào Quảng cáo, 20%-50% ngân sách Marketing hàng tháng của bạn sẽ được biến thành khoản đầu tư sinh lời chỉ sau 2-3 chiến dịch.

Trong thời kỳ công nghiệp sáng tạo, tính nguyên bản được tạo nên bởi người nghệ sĩ nên được chú trọng, bởi chúng sẽ tạo nên những đòn bẩy tăng trưởng bất ngờ cho doanh nghiệp.

Một ví dụ dễ hiểu có thể kể tới sự kết hợp của dàn nghệ sĩ Underground từ Crowd on Hyenas (Tổ Quạ) với thương hiệu thời trang địa phương 5theway. Các Local Brand cũng đang dần trung thành với việc hợp tác cùng nghệ sĩ trẻ cùng khiến thương hiệu có sức cạnh tranh lâu dài.

Là ngành nghệ thuật chiếm thị phần lớn thứ 4 sau Truyền hình, Điện Ảnh và Gaming, thị trường 10 Tỷ Dollar Âm nhạc trở thành một mảnh đất hứa hẹn bởi sức lan toả, số lượng nghệ sĩ cùng với khả năng tận dụng sức mạnh của thói quen nghe nhạc giúp thương hiệu len lỏi vào tâm trí khách hàng.

3. Tiêu chuẩn để sử dụng Artist Influencer hiệu quả.

a. Mục tiêu chiến dịch (30%)

Xác định mục tiêu bạn cần làm cho chiến dịch: Sản xuất bài nhạc cho thương hiệu, thực hiện một thông điệp để bán sản phẩm, hay gia tăng niềm tin của khách hàng về thương hiệu của bạn. Điều này giúp bạn thu hẹp được list Artist Influencer mà mình nên nhắm tới.

b. Cộng đồng Fans (10%)

Tỉ lệ Fans của Artist và nhãn hàng sẽ quyết định số tiền cần đầu tư cho giai đoạn truyền thông. Ví dụ như sau:

Tương quan Fans Artist & Nhãn hàng: >50%. Chi tiêu tập trung cho Sản xuất hình ảnh để tạo sự chú ý. Tận dụng lượng fans để làm đòn bẩy truyền thông.

Tương quan Fans Artist & Nhãn hang <50%. Chi tiêu tập trung cho Truyền thông để tạo sub-content (Nội dung bên lề) thú vị, khiến Fans của 2 bên tìm tới nhau và trao đổi sôi nổi. Tạo hiệu ứng truyền thông nhờ sự khác biệt.

Ngoài ra có các phương pháp như Book 2 Artist kết hợp cùng nhau. Lúc này biểu đồ tương quan sẽ có 3 giá trị cần nghiên cứu.

Phương pháp này mang ý nghĩa định tính, chiếm 10% giá trị quyết định của nhãn hàng.

c. Nội dung (50%)

Một ý tưởng Booking Artist Influencer cho chiến dịch Music Marketing luôn phải cân đối giữa yếu tố thương mại và yếu tố Nghệ thuật. Nội dung là tối quan trọng bởi thế cần chú ý:

- Thông điệp chính, các từ khoá cần có trong sản phẩm.

- Cách thể hiện tạo ấn tượng cho thị trường Fans (Phân tích ở phần b).

- Các yếu tố Trendy đưa vào trong sản phẩm tạo Viral (3s đầu, 5s đầu, các social trend,..)

- Yếu tổ nghệ thuật để thương hiệu tạo sự khác biệt. (Đánh giá bởi đội ngũ sáng tạo).

d. Chi phí (20%)

Đây là lúc bạn ra quyết định về ngân sách sau khi hoàn thiện được 80% kế hoạch. Việc khai thác một Artist Influencers có triệt để hay không phụ thuộc vào giai đoạn này. Con số 20-50% ngân sách Marketing sẽ được mang ra để thảo luận. Việc phân bổ ngân sách ra sao sẽ được phòng Marketing đưa ra dựa vào việc bóc tác các tiêu chí phía trên.

Dưới đây là một vài tiêu chí để lựa chọn ra nghệ sĩ phù hợp cho thương hiệu của bạn:

- Thương hiệu của bạn đang ở vị trí nào trong thị trường? Nếu như mới và chưa có định vị, bạn nên bắt đầu với việc giới thiệu nó cho khách hang biết. Bạn hãy lựa ra những đặc điểm nổi trội nhất của thương hiệu, mô tả nó bằng tính từ.

- Những nghệ sĩ tôi lựa chọn có tiềm năng thế nào? Đừng nghĩ rằng chỉ nghệ sĩ nổi tiếng mới có thể thu hút khách hàng. Rất nhiều nghệ sĩ trẻ, mới nổi, nghệ sĩ cover,… sở hữu một cộng đồng fans tiềm năng. Bằng việc sử dụng họ, bạn sẽ tận dụng được kênh truyền thông, ý tưởng mới, chi phí tốt, và cơ hội bùng nổ về hiệu quả.

- Giai đoạn nào phù hợp để tung sản phẩm ra thị trường? Thường là trước những đợt bùng nổ về Sale. Thương hiệu nên sản xuất sớm và đặt kế hoạch ra mắt trước thềm cao điểm của thị trường. Điều này giúp sản phẩm có độ hoàn thiện cao, Artist cũng sẽ tận dụng tốt hơn hiệu quả các kênh của họ.

- Nghiên cứu Profile nghệ sĩ. Khác với KOLs, nghệ sĩ sở hữu hệ thống profile hoàn thiện và chi tiết để luôn sẵn sàng chào đón một nhãn hàng. Âm nhạc của họ cũng sở hữu tính cách riêng, là tiếng nói của thương hiệu khi ra mắt. Vì thế bạn có thể cân nhắc giữa việc sử dụng một cách an toàn hay hoàn toàn độc đáo.

Artist Influencer là những người tạo nên giá trị mới. Hãy tận dụng họ.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu thương hiệu đã sẵn sàng với Influencer Artist?

(Fb Hung Nguyen)

(1 ratings)

Tags: hiệu quả, chiến lược, Artist influencer, influencer