Người đăng: Hobby   Ngày: 03/07/2019   Lượt xem: 1481

Thuật ngữ Content Marketing (Tiếp thị Nội dung) gần đây được sử dụng như một từ khoá thời thượng trong giới marketing. Người người làm content, nhà nhà rủ nhau làm content. Nếu agency không đề xuất, client cũng phải bảo “phải đầu tư content”. Dân SEO hay social thì bảo nhau rằng content có thể thay thế được chiến lược link-building để tăng ranking trên Google.

9 yếu tố mà một chiến lược Content Marketing cần có

Cứ thế, có những suy nghĩ rằng làm Content Marketing là chỉ cần viết bài hay, nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu, có khả năng viral và đăng tải trên website, thế là xong. Tuy nhiên, nếu bạn không có một chiến lược nội dung rõ ràng, bạn sẽ không thể đánh giá được mức độ hiệu quả cũng như đạt được hiệu quả trong công việc.

Vậy hãy cùng theo dõi 10 yếu tố làm nên một chiến lược tiếp thị nội dung thành công nhé!

Nội dung bài viết:


#1: Nhóm khách hàng mục tiêu của bạn

Tiếp thị nội dung phụ thuộc vào một yếu tố trên tất cả các yêu tố khác:

BẠN ĐANG VIẾT CHO AI?

Con người rất phức tạp và bạn có thể dành hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm để nghiên cứu về điều này. Các tổ chức khác nhau sẽ có các chiến lược khác nhau để khai thác các đặc điểm của nhóm khách hàng tiềm năng. Họ phỏng vấn, tìm hiểu thông qua các tài khoản xã hội v.v.

Hãy nhớ rằng bạn đang tìm kiếm niềm tin (cả hữu ích và không hữu ích) từ khách hàng của bạn, những mong muốn và nỗi sợ hãi, thói quen và nỗi ám ảnh của họ, cũng như ngôn ngữ cụ thể mà họ sử dụng để nói về các vấn đề của họ.

#2: Ý tưởng “LỚN”

Ý tưởng lớn là những ý tưởng có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra sự tò mò, thích thú và thúc đẩy quyết định của người mua hàng.

Mark Morgan Ford trên blog Early to Rise đã đưa ra một định nghĩa về ý tưởng lớn như sau: “Một ý tưởng lớn là một ý tưởng được hiểu ngay lập tức, chúng hữu ích và thú vị. Nó đưa ra một cái kết bất ngờ, gây sự ngạc nhiên nhưng vẫn không thể thiếu lời nhắc mua hàng.”

Bởi vì tiếp thị nội dung duy trì sự chú ý của khán giả theo thời gian, nên bạn không nhất thiết phải đưa ra ý tưởng khác biệt tiếp theo.

#3: Xác định từ từ 3 đến 5 ý tưởng nhỏ hỗ trợ ý tưởng lớn

Một ý tưởng thống nhất rất quan trọng đối với một chiến lược tiếp thị nội dung với mục tiêu gắn kết, nhưng bạn cũng cần phải xác định các ý tưởng nền tảng hỗ trợ. Chúng sẽ trở thành chủ đề định kỳ cho nội dung của bạn và thường phát triển theo thời gian.

Lý tưởng nhất, mọi chủ đề của bạn sẽ dẫn trở lại các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một cách tự nhiên.

#4: Tạo ra những bước đệm để thúc đẩy quá trình mua hàng

Tiếp thị nội dung là tạo ra những bước đệm để thúc đẩy quá trình mua hàng của khách hàng diễn ra nhanh hơn.

Ví dụ bạn có thể đăng một bài viết trên blog hướng dẫn về cách để giữ cho nhà cửa luôn thơm tho, sạch sẽ và sau đó bạn đưa ra gợi ý về các sản phẩm phù hợp mà độc giả có thể tham khảo (trong đó có sản phẩm của bạn).

Hiểu được tâm lý người mua hàng chỉ là bước đầu. Bạn cần một sự hiểu biết vững chắc về các bước trên đường đi để giúp những người mua đó thấy bạn có thể mang lại lợi ích cho họ như thế nào.

#5: Thiết kế nội dung nền tảng

Nội dung nền tảng (Cornerstone content) là nội dung trọng tâm trong website của bạn, mà bạn muốn truyền đến người đọc một thông điệp liên quan đến một vấn đề nào đó.

Một nội dung nền tảng sẽ tạo ra những những bài viết chuyên sâu, hữu ích với khách hàng và có thể khiến họ đăng ký nhận tin của bạn hàng tuần.

Và nếu bạn đã có trang web của riêng mình, hãy cân nhắc dành thời gian để tạo ra nội dung hữu ích và xoay quanh các nội dung nền tảng.

#6: Đề xuất những nội dung khác nhau cho các mục đích khác nhau

Một số nội dung được tạo ra để nổi bật và thu hút sự chú ý của khán giả.

Một số nội dung được tạo ra để giáo dục.

Và một số nội dung được tạo ra để khiến khán giả thực hiện một hành động cụ thể, như chọn đăng ký email hoặc mua hàng.

Một chiến lược gia nội dung giỏi hiểu các vai trò khác nhau mà nội dung có thể đóng góp và có thể đưa ra các đề xuất cho từng loại dựa trên từng đối tượng và chủ đề nền tảng của bạn.

#7: Phác thảo các trình tự thực hiện và các kênh

Cụm từ “phễu” (một hệ thống hay một mô hình hướng dẫn một người mới nhận thức về sản phẩm/dịch vụ của bạn trở thành khách hàng trả tiền và cuối cùng - họ ủng hộ công việc kinh doanh của bạn, tham gia đầu tư hoặc bán hàng cho bạn) đang dần trở nên “lỗi thời” với các chuyên gia tiếp thị nội dung.

Thay vì ban đầu tạo ra nội dung chất lượng cao trênwebsite của mình và những người mới sẽ quan tâm đến các bài viết, sau đó sẽ khuyến khích họ đăng ký vào danh sách e-mail của mình để xây dựng một mối quan hệ với họ, một chiến lược gia nội dung giỏi sẽ đưa ra các chuỗi nội dung mang tính thuyết phục, tập trung vào nhóm khách hàng, tôn trọng nhu cầu cầu của họ, đưa ra những lời cam kết vững chắc để họ lan tỏa.

#8: Repurpose content

Repurpose content lại là quá trình đóng gói lại một phần nội dung thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Mỗi lần, khi bạn bổ sung thông tin (hoặc rút bớt), hãy làm cho bài viết đó trở nên độc đáo đối với các phương tiện truyền thông và người dùng sẽ đọc nó. Quan trọng nhất đó là hầu hết chúng ta đều đang ngồi trên một kho nội dung phong phú nhưng lại không biết cách repurpose nó theo phương thức mới hơn.

Một chiến lược gia giỏi có thể đưa ra các khuyến nghị sẽ biết sử dụng những thông tin hữu ích để tạo ra các phần nội dung có giá trị phù hợp với từng nền tảng.

#9: Biến mọi thứ thành của bạn - mang đậm phong cách của bạn

Mười doanh nghiệp khác nhau trong cùng một chủ đề có thể thực hiện 10 cách tiếp cận nội dung khác nhau và tất cả họ đều có tiềm năng thành công. Chiến lược tiếp thị nội dung mạnh mẽ xem xét bối cảnh kinh doanh cụ thể và đưa ra các khuyến nghị dựa trên đó.

Đó là lý do tại sao tôi luôn cố gắng cung cấp cho bạn một loạt các chiến lược và chiến thuật mà bạn có thể thực hiện theo cách biến chúng thành của riêng bạn.

Vì vậy, mặc dù tiêu đề nói rằng bạn phải bao gồm 9 yếu tố này, nhưng hãy chọn ra cho mình những điều bạn thấy phù hợp.

(Nguồn HW2P)

(1 ratings)

Tags: content, cần có, yếu tố, chiến lược, tiếp thị, nội dung, content marketing