Viết blog nghe qua thì có vẻ thật dễ dàng, đơn giản chỉ cần mở một công cụ soạn thảo và gõ. Tuy nhiên để viết những bài blog thực sự hiệu quả, thu hút được nhiều người đọc và duy trì con số đó theo năm tháng thì lại là một nhiệm vụ khó. Vì thế bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 9 bước cần thiết để làm điều đó.
Nội dung bài viết:
- 1. Quyết định xem bạn sẽ viết về chủ đề gì
- 2. Thu hẹp chủ đề và giữ lại những chủ đề thực sự tiềm năng
- 3. Kiểm tra các yếu tố xếp hạng
- 4. Lên dàn ý
- 5. Viết một bản thảo dạng thô
- 6. Tiếp nhận ý kiến phản hồi
- 7. Sửa đổi bản thảo (lặp lại nếu cần thiết)
- 8. Định dạng và đăng bài viết của bạn
- 9. Chau chuốt tiêu đề và URL
1. Quyết định xem bạn sẽ viết về chủ đề gì
Nếu bạn thấy có quá nhiều chủ đề nảy ra trong đầu mình, hãy ghi hết chúng ra. Nếu bạn không ghi chúng ra rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ những ý tưởng hay mà bị rối bởi mớ hỗn độn trong đầu mình. Sau khi viết ra hãy lựa chọn thật kỹ xem đâu là chủ đề mà mọi người hay quan tâm, nó có phù hợp với blog của bạn hay không.
Một chủ đề tốt là một chủ đề đảm bảo được 2 yếu tố:
- Hứa hẹn mang lại lượng truy cập tiềm năng
- Bản thân nó thú vị
2. Thu hẹp chủ đề và giữ lại những chủ đề thực sự tiềm năng
Vì mục đích chính là bạn muốn viết blog về những thứ mà mọi người thường xuyên tìm kiếm để tăng lưu lượng truy cập dài hạn đến trang web của bạn. Để tìm được những chủ đề này, bạn có thể tận dụng sự hỗ trợ từ Google trend, nó sẽ cho bạn thấy mức độ phổ biến của bất cứ chủ đề nào.
Loại bỏ các chủ đề có khả năng chỉ mang lại lưu lượng truy cập thấp để tiết kiệm thời gian, rắc rối và tránh bị thất vọng.
Nếu bạn đang viết blog cho một doanh nghiệp hoặc thương hiệu, bạn cần quan tâm thêm một yếu tố nữa đó là tiềm năng kinh doanh. Nội dung của blog cần liên quan tới lĩnh vực, sản phẩm của doanh nghiệp. Điều đó giúp bạn xoay chuyển “người đọc” thành “khách hàng”.
3. Kiểm tra các yếu tố xếp hạng
Sau khi đã tìm được những chủ đề lý tưởng, điều bạn cần làm tiếp theo là kiểm tra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc blogs của bạn có được xếp hạng hay không. Đó là tính cạnh tranh và ý định tìm kiếm.
Nếu chủ đề bài viết đã xuất hiện nhiều thì đồng nghĩa với việc bài viết của bạn phải cạnh tranh với rất nhiều bài viết khác tương tự. Trừ trường hợp bài viết của bạn thật xuất sắc và thu được lượng truy cập tự nhiên tăng đột biến, nếu không bạn sẽ rất khó để cạnh tranh với những bài viết trước đó đã được xếp hạng.
Ngoài ra nội dung bài viết còn cần phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng. Bạn cần biết là khách hàng tiềm năng của bạn thực sự muốn điều gì và bạn nên cung cấp nội dung như thế nào cho họ. Những bài viết không tương thích với ý định tìm kiếm của người dùng sẽ khó có thể được Google xếp hạng.
4. Lên dàn ý
Để bắt đầu viết nội dung cho bài blog của bạn, trước tiên hãy viết các ý tưởng bạn có trong đầu xuống và sắp xếp chúng theo một cấu trúc nhất định. Bạn không cần quá chi tiết ở bước này, hãy nghĩ nó là nền tảng cho bài blog của bạn.
Chia bài viết thành những phần nhỏ, mỗi phần có nội dung riêng và đặt tiêu đề cho từng phần nhỏ ấy.
5. Viết một bản thảo dạng thô
Bản bảo thô được coi như là “khung xương” cho bài blog của bạn. Phát triển nội dung từ các tiêu đề nhỏ một cách nhất quán để tránh bị “lạc đề”. Khi viết bản thảo thô, hãy giữ đầu bạn thật tập trung và không bị gián đoạn, hoàn thành nó ngay từ lần đầu tiên bao giờ cũng tốt hơn việc phải sửa đi sửa lại nhiều lần.
Tất cả những gì bạn cần làm là viết mọi thứ trong đầu xuống giấy để định hình bài viết của bạn. Sau đó bạn có thể chỉnh sửa chúng để trở nên chuẩn chỉnh hơn. Trong khi sửa lỗi, hãy chú ý đến những lỗi phổ biến như lỗi chính tả, ngữ pháp,...
6. Tiếp nhận ý kiến phản hồi
Sau khi đã hoàn thành được bản thảo thô đầu tiên là lúc bạn đã đi được hơn nửa chặng đường. Đây sẽ là khoảng thời gian để khiến bài viết của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ người thứ 3, tiếp thu những ý kiến xây dựng từ họ. Người thứ 3 có thể dễ dàng phát hiện ra những lỗi sai mà bạn khó thấy được như: logic của bài viết, tính mạch lạc hay ngôn ngữ nói trong bài.
7. Sửa đổi bản thảo (lặp lại nếu cần thiết)
Khi hỏi ý kiến người khác, hãy cố gắng tìm những người thực sự muốn xây dựng, đóng góp cho bài viết của bạn trở thành bài viết tốt nhất có thể. Đừng quá để ý những lời góp ý quá tiêu cực và phủ nhận công lao của bạn.
Sau khi nhận lời góp ý, đây là lúc bạn cần dành thời gian suy nghĩ về việc sửa đổi bài viết. Đặt cái tôi của bạn sang một bên và cố gắng nhìn vấn đề từ quan điểm của người thứ ba: Bạn đồng ý với những quan điểm nào, bạn không chắn về điều gì và đâu là thứ mà bạn hoàn toàn không đồng ý?
Tiếp tục viết những góp ý này xuống và viết lại bản thảo mới bằng việc kết hợp bản thảo cũ với những nhận xét bạn vừa nhận được. Hãy lưu ý để không bị “nhiễm” phong cách viết của họ, hãy viết bằng ngôn ngữ của bạn, theo phong cách của riêng bạn.
Tiếp tục nhận phản hồi và chỉnh sửa cho đến khi bạn hài lòng với sản phẩm cuối cùng.
Lưu ý: Cân bằng giữa nhận xét của người khác và quan điểm của bạn. Có thể những góp ý ấy thực sự chân thành, nhưng dù sao đây cũng là ý tưởng và công việc của bạn. Hãy để nó đi theo hướng bạn cho là phù hợp nhất.
8. Định dạng và đăng bài viết của bạn
ĐỊnh dạng là những gì bạn cần làm để nội dung của bạn dễ dàng tiếp cận được với người đọc hơn. Ví dụ như việc đăng các memes và GIF trên mạng xã hội thì luôn nhận được nhiều lượt tương tác hơn là các văn bản khô khan.
Dưới đây là một số cách giúp bạn định dạng nội dung của mình tốt hơn:
- Đăng kèm các hình ảnh có liên quan trong bài viết của bạn để tránh việc bài viết bị dày đặc chữ (Hãy nhớ tối ưu hóa chúng để SEO)
- Đặt tiêu đề một cách khôn ngoan. Ngoài việc tóm tắt nội dung cả đoạn, các tiêu đề còn giúp định hướng người đọc về nội dung của toàn bài.
- Sử dụng các gạch đầu dòng, danh sách để cung cấp thông tin một cách ngắn gọn
- Đơn giản hóa những từ ngữ phức tạp, tối nghĩa
Nếu bạn đang viết blog cho doanh nghiệp thì hãy lưu ý đừng quảng cáo “quá lố”. Hãy giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn một cách tự nhiên, đừng quá gượng ép.
9. Chau chuốt tiêu đề và URL
Đầu tiên hãy đầu tư thời gian để biến hóa tiêu đề của bạn thành thứ gì đó thực sự thu hút và kích thích người đọc nhấp vào bài. Tiếp theo giữ cho URL của bạn càng ngắn, càng mang tính “mô tả” cao thì càng tốt.
Ví dụ thay vì tiêu đề của bạn là:
ABC.com/2019/01/12/46854229.php
hãy biến nó thành:
ABC.com/9-buoc-viet-blog-hoan-hao/
(Nguồn Frombrandtoicon)
Tags: thu hút, blog, viết blog, người đọc, độc giả