Người đăng: Thu Trang   Ngày: 28/10/2020   Lượt xem: 1208

1. Avatar: Trực diện, gắn liền với định vị cá nhân

Chụp một số hình thật ưng ý nhưng gắn chặt với định vị cá nhân và nghề nghiệp (kiếm cơm) của bạn. Đừng thay đổi Avatar quá thường xuyên. Giai đoạn mới xây dựng hình tượng, nên để Avatar khoảng 06 tháng (hoặc 1 năm) vì những bạn bè mới quen của bạn khó có thể nhận ra bạn nếu cứ thay đổi avatar thường xuyên.

Avatar nên dùng chung cho mọi tài khoản khác nhau (trên mạng) và là hình ảnh dùng trong các hoạt động truyền thông khác.

2. Profile: Phù hợp với nghề nghiệp

Viết chi tiết profile cá nhân trong khoảng 200 chữ. Dùng nội dung này để cung cấp thông tin ở mọi kênh truyền thông.

Có 3 thứ nhất thiết cần có trong profile là: Avatar + Thông điệp định vị (mô tả trong 10 chữ khẳng định bạn là ai, có đặc trưng gì khác những người khác) + Sở thích cá nhân (đơn giản, khác người).

3. Bộc lộ sở trường: nguyên tắc số 3

Muốn trở thành một thương hiệu cá nhân nổi tiếng, bạn không thể chỉ dùng hình ảnh cá nhân để “câu view” mà còn cần xây dựng cho mình một sở trường mạnh, rõ, khác biệt.

Nếu bạn chỉ là một cá nhân bình thường, hãy đặt mục tiêu “giỏi nhất miền Bắc” trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Khoanh vùng phạm vi đối tượng phục vụ cũng sẽ giúp bạn trở thành “người dẫn đầu” dễ dàng hơn.

Trước khi “là một con cá bé trong cái ao to”, muốn sống tốt, có thương hiệu cá nhân, hãy là “con cá to nhất trong cái ao bé”.

4. Câu nói ưa thích (slogan cá nhân)

Phải đủ không gian để người khác muốn nhắc lại, sao chép hoặc sử dụng trong một số tình huống.

Lưu ý: câu nói ưa thích không phải là “định vị thương hiệu cá nhân” vì chẳng ai muốn nhắc đến định vị của người khác mãi.

“Đủ không gian để người khác sao chép hoặc nhắc lại” nghĩa là câu mà bạn dùng phải ứng dụng được nhiều trường hợp, funny hoặc gây ấn tượng bất ngờ với người nghe. Bắt chước slogan nổi tiếng rồi sửa lại cho phù hợp cũng là 1 ý tưởng không tồi (vì có phải ai cũng biết slogan của các cty nổi tiếng đâu).

5. Đừng tiếc tiền Đầu tư xây dựng hình tượng và nội dung cá nhân (hình ảnh/ nội dung/ sự kiện/ tình huống) kích thích các đối tượng công chúng phù hợp.

6. Nuôi dưỡng và quyến rũ “công chúng mục tiêu” chứ không chỉ “khách hàng mục tiêu”.

Công chúng cần món ăn ổn định, bền bỉ; nhưng cũng cần cả những thứ bất ngờ; nóng bỏng và có tính cạnh tranh. Khác với Khách hàng, điều công chúng cần ở một thương hiệu cá nhân không chỉ là giá trị và lợi ích mà bạn đem lại, mà còn cần chính kiến của bạn với các vấn đề chung mà công chúng và xã hội quan tâm.

Vậy là, bên cạnh những thứ liên quan tới công việc, nghề nghiệp, sở thích cá nhân, hãy cung cấp thêm “món ngon bất ngờ nhưng khan hiếm” những đánh giá cá nhân về “hot trends” hay những sự kiện kịch tính khác của bạn. Hãy thử thay đổi “món ăn” mà bạn nấu hàng ngày, chắc chắn kết quả sẽ bất ngờ ngoài tưởng tượng. Nhưng nhớ đừng nấu món bất ngờ quá thường xuyên vì nó khiến công chúng mệt mỏi.

7. Đứng trên vai người khổng lồ. Sau đó tự trở thành 1 HÌNH MẪU để người khác sao chép hoặc học theo.

Ban đầu để trở thành một thương hiệu nổi bật, hãy cố gắng kết giao với những thương hiệu nổi bật khác. Hoặc bất thường hơn, hãy là “anti-fan” điên cuồng của một ai đó.

Tuy nhiên, sau khi đã được “nhận biết”, bạn phải tạo ra bản sắc và giá trị của riêng mình. Tốt nhất, hãy nỗ lực trở thành hình mẫu khiến người khác khao khát.

8. Học cách viết content hấp dẫn và kỹ năng thuyết trình truyền cảm hứng (bắt buộc)

Không có bất kỳ cá nhân nổi tiếng nào không biết và sử dụng nghệ thuật truyền cảm hứng. Nếu chưa biết, hãy học. Đây đơn thuần là 1 kỹ năng.

(Fb Phùng Khánh)

(2 ratings)

Tags: xây dựng, thương hiệu, facebook