Người đăng: lanchi   Ngày: 13/01/2020   Lượt xem: 1839

Kể chuyện là một trong những phương thức truyền thông cũ nhất nhưng không bao giờ “lỗi mốt”. Gần đây nó lại được World Economic Forum liệt kê vào danh sách những kỹ năng nghề nghiệp cần trau dồi để thành công trong thập kỷ tới. Hơn ai hết, những người làm nghề viết như chúng ta cần rèn luyện kỹ năng này để có thể "thu phục" lòng người.

Dưới đây là 7 thủ thuật đơn giản, dễ luyện tập mà chúng mình muốn giới thiệu đến các bạn:

1. Đưa vào một anh hùng và một kẻ thù

Câu chuyện nào cũng cần một người tốt và một kẻ xấu, hay còn gọi là một anh hùng và một kẻ thù. Kẻ thù đó có thể là bất cứ thứ gì, như một hoang mạc hay nỗi sợ hãi tồn tại bên trong anh hùng. Khung sườn của câu chuyện sẽ đi theo cách anh hùng đánh bại kẻ thù.

Vậy thì câu hỏi bạn phải đặt ra cho mình đó là: Đâu là kẻ thù cốt lõi của khách hàng của tôi? Nó có nguy hiểm không? Tiền bị lãng phí? Những giấc mơ không viên mãn? Tóc xấu?

2. Sử dụng mâu thuẫn

Mâu thuẫn là nơi cuộc chạm trán giữa anh hùng và kẻ thù được bộc lộ. Nó có thể xuất hiện khi anh hùng quyết định băng qua sa mạc, hoặc khi bạn (là chủ doanh nghiệp) quyết định tìm cách đánh bại một vấn đề. Mâu thuẫn cũng diễn tả những chướng ngại mà bạn gặp phải đến đường chinh phục thành công. Nếu anh hùng không phải đối mặt với khó khăn nào thì đó là một câu chuyện thất bại.

3. Loại bỏ những chi tiết không liên quan

Hãy loại bỏ bất kỳ chi tiết nào không giúp câu chuyện tiến triển hay phát triển các nhân vật. Đây là yếu tố liên quan đến việc “giữ chân” người đọc. Nếu độc giả không cần biết đến chiếc xe đạp màu đỏ để hiểu khung sườn của câu chuyện, đừng đề cập chiếc xe đạp đó. Nếu họ không cần biết đôi sneaker bạn dùng để vượt qua hoang mạc là gì, bạn chẳng cần nhắc đến làm gì.

4. Làm nó trở nên trực quan, sinh động

Tại sao những quyển truyện kể dành cho trẻ em đều hầu hết là tranh ảnh, và rất nhiều câu chuyện tuyệt vời được chuyển thể thành phim? Bởi hình ảnh mang câu chuyện vào đời thực. Hãy nhớ, trong thời đại hiện nay, phần hình cũng quan trọng như phần chữ vậy.

5. Khiến độc giả dễ dàng kết nối

Ở đây mình có thể mượn ý bên trên để đưa ra ví dụ. Hãy sử dụng hình ảnh thật về những gì đã diễn ra, hay nơi chốn nó diễn ra, sử dụng người thật việc thật sẽ dễ dàng kết nối độc giả hơn là “stock photos” đúng không?

Và nhớ rằng, hãy kể như cách bạn nói. Hãy thể hiện tích cách của mình, để lộ một chút điểm yếu và nỗi sợ hãi ẩn giấu của bạn. Ai cũng có điểm yếu và nỗi sợ, nên độc giả sẽ dễ dàng chia sẻ với câu chuyện nếu bạn cũng cởi mở với họ. Và chính điều này sẽ nâng tầm sức mạnh tinh tế của kể chuyện: Khi bạn kể câu chuyện của chính mình cũng chính là lúc bạn kể chuyện của người khác. Người khác ở đây chính là đối tượng lý tưởng của bạn, là khách hàng mà bạn hằng mong có được.

6. Thêm yếu tố bất ngờ

Một câu chuyện không có tình tiết bất ngờ thì thật nhàm chán. Bạn thừa biết điều này, nhưng đôi khi nó vẫn tái diễn. Cho dù yếu tố bất ngờ đó là tốt hay xấu thì bất kỳ câu chuyện nào cũng có ít nhất một bất ngờ. Nó thiết yếu với một chuyện cũng giống như yếu tố mâu thuẫn vậy.

--Lan Chi--

(5 ratings)

Tags: writer, kể chuyện, thủ thuật, bất kỳ, viết lách