Người đăng: Hobby   Ngày: 21/11/2019   Lượt xem: 3197

Trong vài thập kỷ qua, nhu cầu về các nhà quản lý truyền thông xã hội đã bùng nổ. Theo thống kê của Bộ Lao động Hoa Kỳ, xu hướng này sẽ không chậm lại bất cứ lúc nào và dự kiến sẽ tăng 10% trước năm 2026.

7 loại công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông xã hội

Mặc dù nhiều công ty đang thuê các nhà quản lý cộng đồng truyền thông xã hội, nhưng vai trò này đã không phát triển nhiều theo hướng tiếp thị theo định hướng mục tiêu. Điều này có thể là do nhiều công ty chưa tìm ra cách đúng để đo lường ROI của những nỗ lực của họ. Vì điều này, họ không biết cách thuê một người có thể giúp họ thúc đẩy kết quả kinh doanh thực sự.

1. Copywriter

Nội dung là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ chiến lược truyền thông tiếp thị nào. Ngay cả khi bạn có các blogger chuyên nghiệp hoặc người viết ebook thì nội dung dựa trên văn bản vẫn cần phải được điều chỉnh phù hợp với từng trang mạng xã hội. Ví dụ: một người quản lý phương tiện truyền thông xã hội tốt có thể viết trên Instagram với giọng văn thoải mái và dễ nghe, nhưng có thể viết bằng giọng nói có định hướng và mang tính kinh doanh hơn cho LinkedIn v.v.

Vai trò của Copywriter là thường chịu trách nhiệm cho việc tạo và điều chỉnh nội dung cho các mạng truyền thông xã hội cụ thể. Điều quan trọng bạn cần hiểu là mặc dù từ ngữ là kết quả công việc duy nhất của một copywriter, nhưng viết không nhất thiết là việc mà họ dành hầu hết thời gian của mình. Họ cần làm rất nhiều việc như nghiên cứu và suy nghĩ, chỉnh sửa và trình bày bản thảo, và rất nhiều công việc khác có vẻ chẳng liên quan.

Những kỹ năng cần thiết:

- Viết

- Hiểu về giọng nói thương hiệu

- Khả năng thích ứng

- Định vị

- Sáng tạo

2. Nhà sản xuất “kỹ thuật số”

Một nhà sản xuất kỹ thuật số là một điều phối viên, giám sát viên và chiến lược gia cho các dự án liên quan đến việc tạo ra truyền thông mang tính kỹ thuật số. Tùy thuộc vào môi trường, vai trò của nhà sản xuất kỹ thuật số có thể được chỉ định khác nhau.

Năm 2018, 80% các nhà tiếp thị đã sử dụng nội dung trực quan như một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông xã hội của họ và 63% thường xuyên sử dụng video. Với sự phát triển của các nền tảng trực quan như Snapchat và Instagram, và sự ra mắt của các tính năng Story và Live Video trên hầu hết các trang truyền thông xã hội lớn, giờ đây cần có nhiều người quản lý phương tiện truyền thông xã hội có kỹ năng về kỹ thuật số hơn.

Công việc của họ có thể là tạo hình ảnh hoặc đồ họa kèm theo các bài đăng trên Facebook, chụp và quản lý ảnh hoặc video cho Instagram, tạo ra các câu chuyện được tối ưu hóa cho thiết bị di động/ cho Snapchat v.v. (Đọc thêm: https://ik.com.vn/thoi-diem-tot-nhat-de-dang-bai-tren-facebook-instagram-twitter-va-pinterest/)

Những kỹ năng cần thiết:

- Có kiến thức và kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế

- Nhiếp ảnh cơ bản và quay phim

- Khả năng thích ứng

- Sáng tạo

3. Nhà phân tích dữ liệu truyền thông xã hội

Khi tất cả các vai trò tiếp thị ngày càng cần phải dựa trên dữ liệu, người quản lý cộng đồng truyền thông xã hội cần có khả năng đào sâu vào dữ liệu, phân tích dữ liệu đó và rút ra những hiểu biết của mình để có thể hành động hiệu quả hơn.

Một người quản lý cộng đồng truyền thông xã hội thành công luôn nhìn vào dữ liệu và biết cách sử dụng nó để đưa ra quyết định sáng suốt. Đồng thời, người này không nên bị mắc kẹt trong dữ liệu đến mức nó ngăn cản việc thử nghiệm và chấp nhận rủi ro.

Điều quan trọng đối với người quản lý cộng đồng truyền thông xã hội là liên tục thử nghiệm các chiến lược mới, nội dung mới và các chiến dịch mới. Người này sẽ có kỹ năng chạy các thử nghiệm, chẳng hạn như kiểm tra tần số bài, và tinh chỉnh chiến lược xã hội của họ dựa trên kết quả.

Kỹ năng cần thiết:

- Phân tích dữ liệu

- Tò mò

- Kinh nghiệm với các thử nghiệm truyền thông

- Kỹ năng thuyết trình tốt

4. Biên tập viên và người phụ trách tin tức

Một người quản lý cộng đồng truyền thông xã hội thành công sẽ có thể tìm thấy cơ hội mới cho công ty bằng cách theo dõi các xu hướng công nghiệp, tin tức và phương tiện truyền thông xã hội của họ. Họ cần biết nơi để tìm kiếm tin tức và những gì mọi người đang nói. Họ cũng cần biết những gì đang thay đổi trên mạng xã hội và trong ngành. Khi sự thay đổi hoặc xu hướng mới xảy ra, họ phải có khả năng phản ứng và phản ứng phù hợp.

Họ nên có kỹ năng "dựa hơi tin tức khéo léo", nghĩa là khả năng (khéo léo) tận dụng một câu chuyện tin tức, xu hướng hoặc hashtag. Và nếu có gì đó không ổn, họ cần tìm cách để “chèo lái” sang hướng mà khách hàng cần.

Kỹ năng cần thiết:

- Content Curation

- “Đói” thông tin

- Tư duy đánh giá tốt

- Ra quyết định nhanh

- Kiến thức tốt về nhiều lĩnh vực

- Có tầm nhìn rộng

5. Đại diện (lên tiếng) cho dịch vụ khách hàng

Khi ai đó điều hành phương tiện truyền thông xã hội, họ được coi là tiếng nói của công ty. Họ sẽ liên tục nhận được câu hỏi và nhận xét về sản phẩm, dịch vụ và nội dung của công ty họ và có thể không phải lúc nào họ cũng nhận được sự tích cực.

Người quản lý cộng đồng truyền thông xã hội cần có khả năng giao tiếp với mọi người trong các giai đoạn mua khác nhau và cách xử lý tùy vào từng tình huống. Họ là "traffic director." Họ phải có khả năng hiểu câu hỏi hoặc nhận xét của người theo dõi đến từ đâu, giải quyết nó một cách thích hợp và cung cấp một quá trình hành động hoặc giải pháp cho người đó.

Để giao tiếp thành công với những người theo dõi/ khách hàng, họ nên làm quen và thực sự hiểu về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty họ.

Kỹ năng cần thiết:

- Truyền thông mạnh mẽ

- Khả năng thích ứng

- Bình tĩnh

- Mong muốn giải quyết vấn đề của người khác

- Khả năng khắc phục sự cố

- Có kiến thức về Công ty, Sản phẩm và Dịch vụ

6. Quản lý cộng đồng

Một phần của việc xây dựng phương tiện truyền thông xã hội là giúp những người theo dõi kết nối với nhau và trở thành một cộng đồng.

Các cộng đồng thực sự không chỉ đơn giản là tham gia với công ty hoặc người điều hành; họ tham gia với nhau - điều thực sự tạo ra quy mô cộng đồng truyền thông xã hội tốt hơn nhiều. Người quản lý cộng đồng thực hiện công việc bao gồm: Tạo ra các nội dung mang tính tương tác cao, đặt câu hỏi để thảo luận và loại bỏ những người spam hoặc làm mất uy tín khỏi cộng đồng.

Một người quản lý cộng đồng tốt hỏi những câu hỏi có liên quan và kích thích tư duy người theo dõi một cách hấp dẫn. Một phần khác là thiết lập “văn hóa” cho cộng đồng, thực thi các nguyên tắc cộng đồng và đôi khi thậm chí xóa thành viên hoặc xóa bài đăng khi thích hợp.

7. Quản lý dự án và Điều phối viên chiến dịch

Nhiều người trong phòng sáng tạo nội dung có thể muốn một số thứ được đăng, phản hồi, hoặc yêu thích. Tùy thuộc vào người quản lý phương tiện truyền thông xã hội để quyết định xem nội dung nào cần được đăng hoặc nội dung nào nên hạn chế.

Họ cần có khả năng đánh giá xem nội dung nào sẽ cộng hưởng với những người theo dõi của công ty hay liệu nó quá hẹp để thu hút.

Các nhà quản lý cộng đồng truyền thông xã hội cũng cần phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác nhau để tổ chức các chiến dịch ra mắt, trong khi vẫn thúc đẩy các buổi ra mắt và các sáng kiến tăng trưởng của riêng họ.

Kỹ năng cần thiết:

- Tổ chức

- Truyền thông

- Khả năng thương lượng

- Ra quyết định dựa trên dữ liệu

--- Theo HW2P

(2 ratings)

Tags: truyền thông, liên quan, công việc, xã hội, social media