Chúng ta cùng tìm hiểu lại chút về khái niệm Content marketing là gì? Hiểu đơn giản thì tiếp thị nội dung là việc sáng tạo ra những nội dung chất lượng, thu hút được công chúng và biến họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
Với mục tiêu là biến công chúng thành khách hàng, ở trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa nội dung theo các công cụ tìm kiếm, khiến cho nội dung của chúng tôi có thể xuất hiện trong kết quả của bất cứ truy vấn nào có chủ đề liên quan.
Để có những nội dung marketing hiệu quả thì trước hết bạn cần xây dựng một chiến lược cụ thể và nhất quán. Một chiến lược tốt sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động quảng cáo.
Và dưới đây là 7 bước cần thiết mà bạn nên làm để có được chiến lược nội dung marketing hoàn hảo nhất:
Nội dung bài viết:
1. Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu kỹ từ khóa sẽ giúp bạn lựa chọn được chủ đề và giới hạn được phạm vi thông tin trong nội dung của mình. Dường như với các Content Creator (người sáng tạo nội dung) thì đây không phải là một công việc thú vị, nhưng thực sự nó là một bước quan trọng mà bạn cần làm đầu tiên. Bởi đây là lúc đi tìm những thứ khách hàng thực sự muốn và cần.
Đầu tiên, bạn cần chọn một từ khóa liên quan đến lĩnh vực của bạn, sau đó đưa nó vào Ahrefs Keywords Explorer, sau đó tìm đến phần Question hoặc Phrase Match. Sau khi thực hiện những bước trên, bạn sẽ nhận được một danh sách từ khóa lý tưởng để bắt đầu công việc sáng tạo nội dung của mình.
Một cách khác để tìm ra list từ khóa lý tưởng đó là bạn hãy xem những đối thủ cạnh tranh của mình đang sử dụng từ khóa nào hiệu quả, từ đó tìm ra những từ khóa thích hợp cho website của mình.
2. Thu hẹp, tập trung vào những chủ đề tiềm năng
Khi đã có danh sách những từ khóa phổ biến, bước tiếp theo bạn cần lại là sàng lọc chúng, để lại những từ khóa tốt nhất, phù hợp nhất để triển khai viết nội dung. Một chủ đề tốt cần đáp ứng đầy đủ ba yếu tố sau: đem lại lưu lượng tiềm năng, thể hiện được giá trị doanh nghiệp và có tính cạnh tranh thấp.
Hãy bắt đầu yếu tố đơn giản nhất đó là tính cạnh tranh thấp. Yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ hay những website có uy tín thấp. Vì nếu trùng nội dung với những trang web có uy tín cao, trang web của bạn sẽ rất khó để xếp hạng cao. Để kiểm tra mức độ cạnh tranh của một từ khóa bất kỳ, bạn có thể sử dụng công cụ của Ahrefs Keywords Explorer mà chúng tôi đã giới thiệu bên trên.
Yếu tố thứ hai là lưu lượng truy cập tiềm năng. Ngay cả khi một từ khóa có tính cạnh tranh thấp và dễ dàng xếp hạng nhưng nó lại không được tìm kiếm nhiều thì rõ ràng đó cũng không phải là một lựa chọn tốt. Chủ đề 100 người quan tâm bao giờ cũng tốt hơn là chủ đề chỉ có 10 người quan tâm.
Yếu tố cuối cùng đó là chủ đề mang giá trị doanh nghiệp. Đây là yếu tố thường bị mọi người lơ là nhất. Cho dù nội dung của bạn có thu hút đến đâu, nhiều người xem đến thế nào nhưng lại không giới thiệu được sản phẩm của mình trong đó thì đây không phải là content marketing. Khi đó hãy xem danh sách những từ khóa còn lại và cân nhắc đến yếu tố “sản phẩm” trong các chủ đề ấy. Chúng tôi có một thang đo cho chủ đề của bạn:
- 3 điểm: Sản phẩm của bạn là sản phẩm duy nhất giải quyết được vấn đề này
- 2 điểm: Sản phẩm của bạn có thể giúp ích nhưng không phải là thiết yếu để giải quyết vấn đề này
- 1 điểm: Đề xuất sản phẩm một cách “thoáng qua”, không quá liên quan đến vấn đề. Chủ yếu là để Google nhận diện được thương hiệu của bạn.
- 0 điểm: Khi sản phẩm của bạn không hề liên quan đến vấn đề và không thể đưa vào giới thiệu trong nội dung.
Hãy tập trung vào vào những chủ đề, từ khóa có điểm từ 2 đến 3 điểm và đừng bao giờ sáng tạo nội dung xoay quanh những chủ đề chỉ được 0 điểm.
3. Sáng tạo nội dung của bạn
Sau khi đã thu hẹp và tìm được các chủ đề có tiềm năng cao thì việc tiếp theo bạn cần làm là sáng tạo nội dung xung quanh những chủ đề ấy. Tuy nhiên, khi nói đến sản xuất và sáng tạo nội dung, thứ bạn cần quan tâm đó là sự cân bằng giữa chất lượng nội dung và tốc độ sản xuất chúng. Không may là có rất ít công cụ có thể hỗ trợ bạn trong việc sáng tạo nội dung, hầu hết là phụ thuộc vào khả năng của content creator.
Trong trường hợp bạn bế tắc trong việc mở rộng nội dung từ một chủ đề, bạn có thể sử dụng các công cụ chuyên dụng để lấy cảm hứng. Ví dụ như Content Gap từ Ahrefs. Hay đơn giản hơn, bạn có thể xem đối thủ và những người khác nói gì về chủ đề này, tìm ra điểm hạn chế của họ và khắc phục, làm mới nó cho nội dung của mình.
4. Quảng cáo nội dung của bạn
Quảng cáo cũng là một phần quan trọng trong chiến lược Content Marketing. Càng nhiều người nhìn thấy nội dung của bạn thì tỉ lệ khách hàng đến với bạn càng cao. Vì thế, để quảng cáo nội dung của mình bạn có thể sử dụng một số hình thức quảng cáo sau:
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Theo chúng tôi, đây là hình thức quảng bá nội dung hiệu quả nhất. Nếu đã làm đủ những bước bên trên thì bạn đã thực hiện được một phần trong việc tối ưu các công cụ tìm kiếm cho nội dung của mình. Và nếu làm được việc này, bạn hoàn toàn có thể không cần tới các quảng cáo thông thường.
SEO sẽ khiến mọi người tự tìm đến nội dung của bạn trong các kết quả tìm kiếm. Vì vậy, nếu họ thực sự quan tâm đến chủ đề này thì khả năng cao họ cũng sẽ hiểu được giá trị sản phẩm của bạn. Một điểm cộng khác của SEO là bạn có thể thực hiện dài hạn chiến thuật này và có được nguồn khách hàng thụ động tương ứng với từng mảng nội dung.
Đây cũng là chiến thuật đòi hỏi bạn phải kiên trì, ngay cả khi nội dung của bạn đã bắt đầu được xếp hạng trong các công cụ tìm kiếm thì bạn cũng cần làm rất nhiều thứ để chúng trở nên phổ biến hơn nữa.
- Tái sử dụng một cách thông minh
Hãy chia sẻ nội dung của bạn trên các trang mạng xã hội để tăng thêm lượng người tiếp cận. Ngoài ra bạn có thể thử nghiệm bài đăng ở các dạng khác nhau để tìm ra dạng bài phù hợp nhất như là:
- Chia sẻ thông tin, dữ liệu
- Thiết kế đồ họa cho thông tin
- Chia sẻ với tiêu đề “Cách làm...”
- Quảng cáo mất phí
Dù không muốn nhưng tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng quảng cáo trả phí là cách nhanh nhất để đưa nội dung của bạn đến các đối tượng mục tiêu. Theo đó thì bạn có thể trả tiền để quảng cáo nội dung của mình trên rất nhiều nền tảng như: Facebook, Twitter, Pinterest...
- Gửi Email quảng cáo
Có thể coi đây là chiến thuật “lâu đời” nhất. Khi sản xuất các sản phẩm mới, phương pháp này cũng khá hiệu quả. Tuy tỉ lệ người nhấp vào đường link là rất thấp, chỉ từ 6-7% nhưng rất có thể họ sẽ chia sẻ chúng trên mạng xã hội và giúp bạn tăng thêm lượng truy cập tự nhiên cho trang web.
5. Quan sát kết quả
Nghe có vẻ không liên quan nhưng đây lại là một bước rất quan trọng. Mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng nên không có gì chắc chắn rằng nội dung của bạn có thể tiếp tục đứng hạng top trong kết quả tìm kiếm. Vì thế bạn cần theo dõi thường xuyên hiệu quả của chúng để có những thay đổi phù hợp.
Để quan sát kết quả nội dung trên trang web của mình, công cụ phổ biến nhất là Google Analytics, đó là công cụ thủ công giúp kiểm tra lưu lượng truy cập thực tế vào trang web.
6. Cập nhật nội dung
Như đã đề cập bên trên, bạn nên theo dõi hiệu quả nội dung của mình một cách thường xuyên và có những điều chỉnh phù hợp. Nếu nội dung ấy đang hoạt động tốt, vẫn nằm trong top đầu kết quả tìm kiếm thì rõ ràng bạn không cần cập nhật gì cả. Tuy nhiên, nếu chúng nhanh chóng giả thứ hạng thì bạn cần cân nhắc và điều chỉnh, thông qua một trong những cách sau:
- Cập nhật thông tin: Những nội dung mới và tinh tế sẽ luôn được ưu tiên xếp hạng.
- Viết lại hoàn toàn nội dung bài đăng. Nếu chờ một thời gian dài mà nội dung của bạn vẫn hoạt động không hiệu quả thì có lẽ bạn nên viết lại, đổi hướng cho chủ đề ấy.
- Sửa link lỗi: Hãy kiểm tra những đường dẫn có trong bài đăng của bạn và sửa lại nếu chúng bị hỏng.
- Chuyển hướng hoặc xóa toàn bộ trang
7. Sửa lỗi và lặp lại
Sau khi thực hiện xong cả 6 bước bên trên là lúc bạn đã có những nội dung thực sự hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu của doanh nghiệp, xếp hạng cao trong công cụ tìm kiếm và có được nhiều khách hàng tiềm năng.
Đó là một quá trình hiệu quả vì vậy bạn có thể áp dụng nó lại một lần nữa đối với các chiến lược khác, hướng tới những khách hàng mục tiêu mới. Đừng lãng phí chúng, hãy tận dụng lại sự thành công này.
Và cuối cùng, hãy sản xuất nội dung của bạn một cách nhất quán. Các nội dung đều cần lên kế hoạch từ trước, để chúng có thể hỗ trợ cho nhau và đẩy mạnh những chủ đề có mức quan tâm cao.
(Nguồn writerslife)
Tags: chiến lược, xây dựng, tiếp thị nội dung, content marketing, content