Người đăng: FBTI   Ngày: 29/10/2019   Lượt xem: 1300

Lợi ích của SEO thì không cần bàn đến quá nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu và áp dụng SEO đúng cách. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ, họ gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành SEO các bài viết của mình. Có 2 vấn đề phổ biến nhất có thể kể đến đó là:

- Không có nhiều kỹ thuật SEO. SEO không quá phức tạp, tuy nhiên bạn cần giỏi kỹ năng tin học, máy tính nếu bạn muốn tự mình thực hiện SEO.

Không đủ ngân sách. Cho dù bạn đã biết mình cần làm gì nhưng bạn cũng mới chỉ đi được nửa chặng đường. Nửa chặng đường còn lại sẽ “đắt đỏ” hơn vì bạn cần thuê các nhân viên Marketing hiện thực hóa những điều này.

6 bước để tiến hành SEO cho doanh nghiệp nhỏ

Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào cách SEO giúp bạn tiết kiệm tối đa tiền bạc và thời gian.

Lưu ý: Bài viết dưới đây chỉ áp dụng với:

- Website có dưới 30 pages

- Website đã được Google lập chỉ mục

1. Tạo lập một website có cấu trúc hợp lý

Cấu trúc hợp lý ở đây có thể tạm hiểu đó là mỗi page trong website của bạn có thể truy cập được từ ít nhất một liên kết văn bản tĩnh. Hay nói cách khác, website của bạn có thể dễ dàng điều hướng. Từ trang chủ, người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy và truy cập những page quan trọng khác như “About us”, “Sản phẩm”, “Blogs”,...

Nghe có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều doanh nghiệp nhỏ bỏ qua bước này. Ban đầu, mọi thứ có vẻ khá hợp lý nhưng đến khi phải xây dựng thêm nhiều page khác theo thời gian thì cấu trúc ban đầu dần bị mất đi.

Vậy làm thế nào để khắc phục vấn đề này?

Mẹo nhỏ là bạn hãy nhìn website của mình một cách đơn giản nhất, xem nó đã thực sự hợp lý và dễ dàng sử dụng với người dùng hay chưa. Tại trang chủ, bạn có thể dễ dàng chuyển hướng tới những page quan trọng khác hay không?

2. Đảm bảo các page, link trong website của bạn đều hoạt động bình thường

Có thứ gì đó bị lỗi hoặc không hoạt động bình thường trong website của bạn sẽ khiến người dùng trải nghiệm không thoải mái và là trở ngại khi bạn SEO website của mình. Điều này cho thấy website của bạn đang bị bỏ bê và không được cập nhật thường xuyên.

Vì thế, hãy kiểm tra website của bạn thường xuyên để phát hiện và nhanh chóng sửa chữa những vấn đề phát sinh.

3. Đảm bảo rằng mỗi page trên website của bạn đều có tiêu đề và mô tả thu hút

Mỗi page trên website của bạn cần có một tiêu đề và mô tả duy nhất. Không chỉ có tính “duy nhất”, tiêu đề và phần mô tả cho các page của bạn cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

- Không vượt quá độ dài hiển thị của Google. Để đảm bảo page của bạn dễ dàng tiếp cận được với người dùng, hãy tối ưu hóa tiêu đề của nó sao cho không bị Google cắt bớt khi hiển thị trong phần kết quả tìm kiếm.

- Có tính thu hút để người dùng sẽ click vào page của bạn khi lướt qua chúng

- Chứa từ khóa mục tiêu của bạn. Yếu tố này chỉ thực sự cần thiết đối với các page quan trọng như: trang chủ, sản phẩm/ dịch vụ,... Đối với các page phụ, bạn có thể bỏ qua yếu tố này.

4. Chau chuốt nội dung của bạn

Google sẽ nhìn vào nội dung trên website của bạn để đánh giá xem website hay web page của bạn có thực sự phù hợp với truy vấn liên quan hay không. Nếu các page của bạn có ít nội dung hoặc không có nội dung gì thì Google sẽ coi đó là một tín hiệu xấu.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng page nào bạn cần viết những bài viết lên tới vài ba nghìn từ. Độ dài này chỉ phù hợp với một số page nhất định, trong khi một số khác bạn chỉ cần những nội dung hai hoặc ba trăm từ là đủ.

Dưới đây là một số “quy tắc” cho nội dung trên website:

- Mọi page đều cần có nội dung. Ít nhất là khoảng từ 100 đến 200 từ

- Sử dụng thẻ H1 trên mỗi page. Đây là thẻ dành cho tiêu đề của trang

- Sử dụng thẻ H2 - H6 khi thích hợp. Đây là thẻ dành cho các tiêu để phụ, sử dụng chúng khi bạn muốn thiết lập cấu trúc về mức độ quan trọng của mỗi nội dung trên page.

- Đừng cố nhét từ khóa mục tiêu vào mọi bài viết của bạn

- Chú ý đến từ vựng và ngữ pháp luôn chính xác.

Nội dung luôn là phần quan trọng để thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ, vì vậy nếu có thể hãy thuê một đội copywriter chuyên nghiệp để đảm bảo nội dung trên trang của bạn luôn chất lượng.

5. Tạo thêm các tham chiếu trực tuyến (citations) ở bất cứ nơi nào có liên quan trên website của bạn

Ngoài cấu trúc và nội dung của Website, Google còn nhìn vào những yếu tố khác ở bên ngoài để xếp hạng page của bạn, trong đó phải kể đến là yếu tố tham chiếu, được định nghĩa như sau: “Citation là tham chiếu trực tuyến đến doanh nghiệp của bạn, trong đó có tên, địa chỉ và số điện thoại của doanh nghiệp”. Sở dĩ đây là một yếu tố quan trọng là bởi:

- Các dấu hiệu tham chiếu là một trong những yếu tố xếp hạng mang tính khu vực hàng đầu.

- Google không phải là công cụ tìm kiếm duy nhất mà mọi người sử dụng. Vì thế, khi sử dụng các công cụ khác mọi người có thể nhìn thấy website của bạn nhờ vào độ phổ biến của nó trong khu vực ấy.

Để các tham chiếu trực tuyến hoạt động có hiệu quả. Bạn hãy tối ưu hóa profile của mình trên các công cụ tìm kiếm bằng cách:

- Chọn category phù hợp (điều này rất quan trọng)

- Thêm vào nhiều categories

- Đăng những bức ảnh liên quan

- Thêm giờ mở cửa

- Thêm chi tiết về các dịch vụ cá nhân

- Thêm số điện thoại

6. Yêu cầu liên kết từ những doanh nghiệp mà bạn hợp tác

Liên kết là yếu tố nền tảng cho thuật toán xếp hạng page của Google và họ coi nó là một trong ba yếu tố quan trọng hàng đầu để xếp hạng.

Để bắt đầu quá trình xây dựng liên kết cho website của mình, bạn hãy đơn giản là yêu cầu liên kết từ những doanh nghiệp mà bạn đã và đang hợp tác, như: nhà cung cấp sản phẩm, kênh phân phối,...

Ngoài 6 bước trên, bạn có thể xem xét đến một số yếu tố sau để SEO cho website của mình:

- Tăng tốc độ tải trang của bạn

- Bổ sung thêm schema markup (một đoạn code dùng để đánh dấu dữ liệu)

- Phát triển nội dung dạng blog

(Nguồn Frombrandtoicon)

(5 ratings)

Tags: doanh nghiệp nhỏ, tiến hành, seo, sme