Người đăng: Thu Trang   Ngày: 05/03/2020   Lượt xem: 660
Là một người làm Content, việc viết bài mỗi ngày đôi khi sẽ khiến bạn trở nên là một người "bay bổng". Các nội dung viết càng lúc càng "phiêu" hơn nhưng không phải lúc nào cũng được nhiều người khác đón nhận, tương tác không phải lúc nào cũng cao... và đôi khi viết xong một bài viết được lèo tèo vài like như bài viết này sẽ khiến chúng ta cảm thấy "tự ti" về khả năng viết lách của mình.
--> Vậy thì hãy cải thiện nó, không chỉ ở việc viết, nó còn là vấn đề về nói, về trình bày và truyền đạt ý tưởng... (Dưới đây là 5 lý do mà mình đúc kết đươc sau một thời gian dài "viết mà chẳng ai xem").

1. Bài viết của bạn không đáng tin

Đây có vẻ là lý do đáng quan ngại nhất vì:
- Tui biết bạn là ai đâu mà bạn viết tui phải tin
- Profile của bạn thì như 1 nick clone thì chắc gì bạn viết hay
- Bài viết của bạn thì dài, tốn thời gian của tui mà chắc gì tui đã học được gì
--> Like phát rồi đi.
Có một câu nói khá hay mà mình học được từ một quyển sách nào đó (quên tên rồi)... "Từng câu mà bạn viết ra, đều phải chứa thông tin"... và chắc chắn phải truyền tải thông tin.
Bất kỳ ai trong chúng ta, khi đọc một bài viết nào đó cũng đều mong muốn thỏa mãn một cảm xúc nào đó. Đối với nghề content, khi bạn viết những bài viết về chia sẻ một chủ đề gì đó (không phải viết văn nha) thì cảm xúc đó chính là "cảm thấy mình thông minh hơn".
Bạn đọc một bài viết, sau bài viết đó bạn nhận được một đống thông tin bổ ích, và bạn cảm thấy mình giỏi lên ----> bài viết đó hay. Bạn sẽ cảm ơn người viết và tương tác nhiều hơn, hoặc đôi khi là đưa ra thêm luận điểm của mình. Vậy thì khi viết bài cũng vậy, hãy cho khách hàng thêm nhiều thông tin:
- Checklist các nội dung
- Đưa ra các chỉ số
- Thêm những Case study đáng tin
- Trích dẫn một câu nói từ ai đó
- Review cảm nhận, đúc kết của bản thân
-....
Tất cả những điều trên (và còn nhiều điều nữa... mọi người #cmt thêm nhé) sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều thông tin cũng như "trông bạn đáng tin" hơn.

2. Bài viết của bạn quá lan man

Đối với một dạng bài viết chia sẻ thông tin (nhắc lại là chỉ chủ đề chia sẻ thông tin thôi nhé... T_T) thì điều quan trọng nhất là bạn có thể đưa đến nhiều thông tin, nhiều giá trị cho người dùng, vậy thì không nên LAN MAN.
Có nhiều người hay nói với mình, bài viết của anh hay nhưng thực sự em không cảm thấy được những "thông điệp"mà anh muốn truyền tải... Và mình lại cảm thấy ... có thể mình viết không hay thật, nhưng sau khi mình nghiệm một thời gian dài thì có các lý giải:
- Nội dung mà mình truyền tải là nội dung chia sẻ, nó tổng hợp thông tin khá nhiều chứ không phải "truyền đạt" một thông ti duy nhất.
Lan man hay không thì còn tùy thuộc vào kiểu nội dung bạn viết và người mà bạn muốn truyền đạt. Ví dụ nếu mình viết bài chia sẻ này như một đoạn văn, với phần này mình sẽ đưa ra 1 câu chuyện, các dẫn chứng, các vấn đề... và sau đó chốt lại 1 câu "ĐỪNG LAN MAN" thì bài viết này sẽ dài 10.000 chữ
--> Viết "súc tích", cô đọng các ý tưởng là cách đơn giản nhất (vì vậy nên chúng ta mới có các công cụ như Bullet, bond, quotes, h1 h2...)
Lưu ý: không có bố cục, không sắp xếp ý theo nhóm phù hợp cũng sẽ khiến bài viết lan man.

3. Bài viết của bạn quá khó hiểu?!

Khi chúng ta viết 1 bài viết, đầu tiên chúng ta phải lựa chọn chủ đề và viết làm sao để 80/100 nhóm người có thể hiểu được bài viết của chúng ta. Ví dụ bài viết này mà mình viết về các kỹ năng của ngành "sư phạm, báo chí, truyền thông" thì chắc chỉ những người học chuyên ngành mới có thể hiểu, còn những người làm tay ngang thì họ vẫn cảm thấy hay... nhưng ko hiểu gì cả...
Viết một nội dung nào đó, chúng ta phải lựa chọn chủ đề làm sao để có thể phù hợp 100% thị hiếu, không sử dụng các thuật ngữ hoặc các từ ngữ quá khó hiểu (ví dụ như chèn thêm thuật ngữ tiếng anh vào bài viết) mà không giải thích thì chắc chắn nội dung của chúng ta sẽ ít được đón nhận (mặc dù nó vẫn hay...)

4. Bài viết của bạn bị lặp và quá dài

Khi viết một bài viết mà không có barem cụ thể, không tạo ra một dàn bài với các ý xuyên suốt thì rất dễ xảy ra tình trạng bị "lặp ý". Ngày xưa khi mình viết một nội dung, mình cứ để những câu chử cứ thế mà tuôn ra... và mãi một thời gian dài sau đó vẫn như vậy nên các bài mình viết khá lan man, bị trùng lặp ý khá nhiều và từ đó đâm ra "không chuyên nghiệp"... chỉ là một nội dung "cảm hứng".
Hãy tạo dựng dàn ý cho bài viết
Thực ra thì việc này cũng chẳng mất nhiều thời gian, cao lắm chỉ mất khoảng 5 phút là mình đã có được một dàn bài cụ thể. Sau đó các ý trong dàn bài nếu note ra được thì note, không thì khi mình viết nó sẽ tự "phản xạ" các nội dung trong đầu. Việc viết bài theo 1 barem có sẵn sẽ khiến cho bài viết vừa dễ hiểu, vừa đỡ lan man, vừa tránh trùng lặp nội dung, một công đôi chuyện.
Vấn đề tiếp theo là bạn sử dụng quá nhiều "đoạn văn bản" dài. Theo các thống kê của BuzzFeed thì tỉ lệ những người đọc nội dung dài trên Facebook chỉ chiếm tỉ lệ rất ít, con người thường thích đọc các đoạn văn bản ngắn, có checklist. Việc viết những đoạn văn dài đôi khi sẽ làm cho bài viết của bạn trông khó hiểu, tạo cảm giác chán cho người đọc.
--> Hãy chọn những đoạn văn ngắn, ưu tiên các checklist.

5. Bài viết của bạn không có tính ứng dụng

Cũng bởi vì một thời gian trước, mình thiên về việc viết các nội dung theo kiểu "học thuật" và chính mình cũng không có những case study, thực hành cụ thể nên các bài viết rất mông lung và chính người đọc cũng không thực hành được những kiến thức ấy. Nếu được (nếu được thôi nha) thì bạn hãy:
- Chọn chủ đề thật thông minh: Chọn những chủ đề mà bạn có case study, hoặc ít nhất là những chủ đề "khó kiểm chứng"... đây là những thủ thuật đơn giản để nội dung của bạn đáng tin hơn, và dễ ứng dụng hơn.
- Có case study cụ thể: Hãy đưa ra những trải nghiệm, những đúc kết của bản thân vào nội dung, vì ít ra nếu không có case study thành công thì họ cũng có thể học được những thất bại của bạn, biết được 9999 cách "không tạo ra bóng đèn".
- Viết những thứ có thể "ứng dụng được ngay": Đây là một "quán tính" nên có. Hãy tâm niệm ngay khi viết bất cứ thứ gì rằng... "viết cái gì thì phải thực hành được ngay","viết cái gì thì họ đọc xong cũng có thể thử liền, làm được liền".... Đây là một key rất quan trọng trong nghề chia sẻ...
Tổng kết
5 lý do trên là những điều quan trọng nhất mà mình cảm thấy trong nghề viết của chúng ta cần phải lưu ý. Ngoài 5 ý trên thì nó còn có nhiều lý do khác khiến người đọc cảm thấy "ức chế" như sai chính tả (đích thị là mình rồi...), quá khoe khoang, quá sáo rỗng v..v... Nhưng bạn cứ viết tiếp đi, vì có nghe chửi thì mới biết được lỗi sai của mình. ĐỪNG SỢ SAI, HÃY SỢ KHÔNG CÓ AI PHẢN HỒI.
(Fb Leo Minh)
(2 ratings)

Tags: đón nhận, bài viết, content, lý do