Người đăng: Thu Trang   Ngày: 06/01/2021   Lượt xem: 945

"Viết mãi, sửa mãi vẫn không đúng ý khách/sếp" - Đây là nỗi ám ảnh chung của nhiều bạn học viên ở lớp coaching của mình. Thật ra chẳng có gì khó hiểu cả, vì hình ảnh bài viết hoàn chỉnh trong đầu bạn và "người ấy" có thể ít nhiều khác nhau. Và đó chính là lý do bạn cần xây 1 "cây cầu" để kéo hai luồng suy nghĩ đó chập làm 1.

Dù mình hay thỏa thuận với đối tác là không sửa bài quá 2 lần, nhưng hầu như mình ít khi sử dụng đến con số 2, bởi có nhiều bài viết "một phát ăn ngay" không phải chỉnh sửa gì thêm. Ấy bởi vì mình dành thời gian "xây cầu" lâu 1 chút thay vì lăn xả vào bài viết ngay lập tức.

Dưới đây là 4 bước "xây cầu" của mình:

Bước 1: Brainstorm ý tưởng thô từ brief ban đầu của khách. (kỹ thuật làm thế nào đẻ 100 idea từ 1 brief xin trình bày ở bài khác). Ở bước này, idea có thể chi tiết, có thể mơ hồ không sao hết. Quan trong là bạn phải để cho đầu óc hoạt động hết công suất. Đừng quên khéo léo rủ rê client hay sếp tặng cho ít insight hay idea nhé.

Ví dụ: chủ đề mua sắm nội thất thì 1 vài gạch đầu dòng ban đầu có thể là: xu hướng nội thất tối giản, nhà chật thì làm gì, trang trí đón Tất niên, nhu cầu sắm nội thất của vợ chồng trẻ dịp năm mới

Bước 2: Lọc những idea có tính khả thi, viết thành angle (hướng đi bài cơ bản). Ví dụ: 5 bí quyết hack không gian dành cho nhà diện tích nhỏ

Bước 3: Triển khai outline chi tiết hơn cho bài viết gồm sapo ngắn gọn và các ý chính

Ví dụ: 5 bí quyết hack không gian cho nhà diện tích nhỏ

Không phải ai cũng có điều kiện để sống trong một căn nhà rộng như mơ. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể áp dụng ngay những bí quyết hack không gian sau đây để ngôi nhà nhỏ trông rộng rãi hơn.

1. Lắp gương trong phòng khách

2. Chọn mua nội thất tối giản, tránh xa họa tiết cầu kỳ rườm rà --> lồng ghép brand và sản phẩm.

3. Sử dụng tông màu sáng sủa, hài hòa, tận dụng tối đa ánh sáng từ thiên nhiên.

Tùy vào thỏa thuận giữa bạn và đối tác, bạn có thể gửi ngay angle ở bước 2 hoặc đợi khi có outline hoàn chỉnh ở bước 3 rồi mới gửi khách chốt.

Bước 4: Triển khai bài viết chi tiết và chỉnh sửa lần cuối trước khi gửi cho khách. Sau khi edit tạm hài lòng, mình thường có thói quen để bài viết "nghỉ ngơi" ở đó, rồi mình đi làm việc gì khác không liên quan để thư giãn và làm rỗng đầu óc. Sau đó mình quay lại chỉnh sửa thêm 1,2 lần nữa với tâm thế hoàn toàn mới và cái nhìn khách quan hơn.

Còn mọi người áp dụng mấy bước "xây cầu"? Chia sẻ cho mình cùng biết nhé!

(Theo Fb Trần Hoàng Hà)

(1 ratings)

Tags: viết bài, viết lách