Bạn có bao giờ rơi vào tình huống: Bạn rất tâm đắc với bài viết của mình và đoán chắc rằng bạn sẽ nhận về một "cơn mưa" tương tác nhưng kết quả lại ngược lại?
Những lúc như vậy, điều quan trọng là bạn cần ngồi xuống và bình tĩnh xem xét lại những vấn đề trong bài viết của mình - điều mà khiến cho bài viết của bạn bị độc giả bỏ qua. Hãy cùng tôi kiểm tra xem bạn có mắc những lỗi sai dưới đây không nhé!
Nội dung bài viết:
- 1. Một bài đăng tưởng “khác” mà giống
- 2. Tên sản phẩm ở đây và ở đây và ở đó
- 3. “Chúng tôi là trên hết”
- 4. Bây giờ đã lỗi thời
- 5. Những lời giới thiệu vô nghĩa
- 6. Không có giọng điệu - lối diễn đạt
- 7. Viết bài dạng “danh sách” - mọi lúc
- 8. Tiêu đề không đúng trọng tâm
- 9. Thông tin sai
- 10. Thiếu uy tín hoặc không trích nguồn rõ ràng
- 11. Tập trung vào độ dài
- 12. Hình ảnh nhàm chán
- 13. Bố cục văn bản không phù hợp với điện thoại thông minh
1. Một bài đăng tưởng “khác” mà giống
Tình huống này xảy ra ở rất nhiều người - khi họ sử dụng nhiều nguồn tài liệu có thể tìm thấy Google và biến nó thành bài đăng của mình. Họ lấy những thông tin cơ bản, thêm những liên kết không cần thiết và nhồi nhét từ khóa với hy vọng đạt được thứ hạng SERP cao.
Nếu tất cả các bài blog của bạn cho độc giả biết những thông tin tương tự mà họ có thể tìm thấy thông qua một tìm kiếm đơn giản trên Google thì đó hẳn là rất yếu.
2. Tên sản phẩm ở đây và ở đây và ở đó
Càng nhiều đoạn đề cập đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn trong giới hạn của một phần nội dung, thì sự “yếu” của phần nội dung đó càng cao.
3. “Chúng tôi là trên hết”
Cho dù đó là trên Twitter, blog hay Facebook dường như có một xu hướng gần đây là quá coi trọng các tuyên bố về bản thân hoặc đưa công ty lên trước khách hàng. Bạn sẽ mất đi độc giả vì sự quá khoe khoang.
Hãy xóa ’Tôi và và chúng tôi” khỏi nội dung tiếp thị của bạn.
4. Bây giờ đã lỗi thời
Bạn có thể có các blog nổi bật khi lần đầu tiên được xuất bản nhưng cuối cùng lại giảm dần hiệu quả vì chúng đã lỗi thời.
Khi bạn không chỉnh sửa lại nội dung được xem là hiệu quả mà bạn từng viết bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như:
1) Mất quá nhiều thời gian để trả lời câu hỏi của hầu hết người tìm kiếm, dẫn đến tỷ lệ thoát cao và thời gian trên trang trung bình thấp. Bài đăng gốc đã lãng phí rất nhiều thông tin chia sẻ có giá trị và mới mẻ ở thời điểm hiện tại.
2) Một nghiên cứu mới đã được công bố nhưng bài đăng của bạn vẫn vậy.
5. Những lời giới thiệu vô nghĩa
Một số nội dung “yếu” có thể được tìm thấy trong rất nhiều nội dung tốt. Đó là khi nó nằm ở một đoạn nào đó trong bài đăng của bạn. Khi độc giả đọc qua đoạn một và đến đoạn hai nhưng vẫn chưa nhận được thông tin nào giá trị - họ có thể rời bài đăng của bạn mặc cho những đoạn sau hay như thế nào.
6. Không có giọng điệu - lối diễn đạt
Chẳng có một lời bào chữa nào cho sự thất bại của một văn bản không có giọng điệu dù bạn làm ở bất cứ chủ đề nào. Những nội dung khô khan, không có cảm xúc hay sự nhiệt thành là cách nhanh nhất khiến bạn mất đi độc giả và uy tín của bản thân.
Vậy nên, hãy mạnh dạn đưa “tính cách” của bạn vào trong mỗi câu từ - bạn sẽ thành công theo cách của bạn!
7. Viết bài dạng “danh sách” - mọi lúc
Bạn đã bao giờ đọc các bài báo có tên ‘10 cách mà bạn có thể cải thiện SEO, của mình hoặc “5 điều thú vị cần làm tại thành phố…”, “Danh sách chế độ ăn kiêng lành mạnh giúp bạn cảm thấy thoải mái?”
Những bài viết đó thật nhàm chán. Đôi khi có một danh sách trên blog của bạn không phải là một điều xấu. Nhưng, nếu mỗi bài viết bạn đăng đều là một danh sách, bạn cần phải cố gắng hơn nữa.
8. Tiêu đề không đúng trọng tâm
Một lỗi sai phổ biến của tất cả các writers đó là “cố làm cho tiêu đề của mình đặc biệt” nhưng lại quên mất điều quan trọng là “nó đã đúng trọng tâm/ chứa từ khóa” hay chưa?
Hãy luôn cố gắng tiết kiệm thời gian cho độc giả của bạn - nếu họ tìm kiếm và thấy tiêu đề của bạn không đáp ứng nhu cầu của họ (mặc dù nội dung của bạn phù hợp với họ), họ sẽ lướt qua bạn!
9. Thông tin sai
“Không gì giết chết nội dung của bạn nhanh hơn một thông tin sai lệch.”
10. Thiếu uy tín hoặc không trích nguồn rõ ràng
“Uy tín” - một từ quan trọng trong báo chí mà hầu hết các nhà tiếp thị chưa thành thạo. Sự tín nhiệm có nghĩa là trích dẫn được các chuyên gia về chủ đề liên quan, sử dụng dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy, khách quan, trung lập và không biên tập. Các nguồn có thẩm quyền sẽ xây dựng uy tín - uy tín xây dựng niềm tin và niềm tin thúc đẩy doanh thu.
11. Tập trung vào độ dài
Bạn có thể thấy nhiều cuộc tranh luận về giá trị của bài viết 1.500 từ so với bài viết 500 từ. Cả hai bên đều nói rằng độ dài lý tưởng của họ mang đến một cách chắc chắn để giữ độc giả trên trang của họ.
Nhưng vấn đề họ cần hiểu là: Nội dung phải luôn luôn hoàn thành mục đích của nó và thực hiện nó một cách ngắn gọn, tôn trọng và không làm lãng phí thời gian của người đọc - bất kể đó là 10 giây hay 10 phút.
12. Hình ảnh nhàm chán
Hình ảnh trực quan không hấp dẫn. Thay vì đăng một bức ảnh của một poster quảng cáo sự kiện hoặc menu nhà hàng, hãy thử một hình ảnh của sự kiện hoặc mục menu với bản sao hấp dẫn để hỗ trợ quảng cáo.
Hãy mô tả nhưng không bán hàng!
13. Bố cục văn bản không phù hợp với điện thoại thông minh
Xu hướng sử dụng điện thoại thông minh để tra cứu thông tin và đọc sách ngày càng tăng. Bạn bắt buộc phải tìm hiểu cách tạo bố cục tương thích với màn hình điện thoại để tạo điều kiện tốt nhất cho độc giả của bạn!
(Nguồn writerslife)
Tags: content, lý do, nội dung yếu, nội dung, thin content