Người đăng: phanlinh   Ngày: 16/06/2020   Lượt xem: 790

Một “đơn thuốc” có thể sẽ cần cho cơn vật ý tưởng của bạn. Thay vì lan man về nội dung, tiếp thị hay truyền thông, mình chỉ muốn đưa ra cho các bạn một chiến lược nội dung cụ thể mà bạn có thể sử dụng để tăng độc giả cho mình.

Quan trọng: hãy áp dụng chu kỳ 10 ngày

Mình sẽ bổ nhỏ chính xác những nội dung ở ngay phần dưới đây, nhưng trước hết mình muốn làm rõ với các bạn về cách thức và thời điểm bạn nên xuất bản các nội dung đó.

Hãy sử dụng chu kỳ sản xuất nội dung trong 10 ngày, và lặp lại 10 lần để có thể biến nó thành 100 nội dung trong 100 ngày.

Mỗi chu kỳ 10 ngày sẽ tuân theo cùng một lịch xuất bản, nhưng sẽ luôn có một nội dung nổi bật bạn tạo mới trong chu kỳ đó.

Chu kỳ sẽ như thế này (các định dạng nội dung mình sẽ giải thích ở phía dưới):

  • Ngày 1: Link tới signature content của bạn
  • Ngày 2: Ý tưởng thử nghiệm #1
  • Ngày 3: Một phần Signature Content #1
  • Ngày 4: Curated Content #1
  • Ngày 5: Ý tưởng thử nghiệm #2
  • Ngày 6: Một phần Signature Content #2
  • Ngày 7: Curated Content #2
  • Ngày 8: Ý tưởng thử nghiệp #3
  • Ngày 9: Một phần Signature Content #3
  • Ngày 10: Gửi weekly newsletter cho độc giả & chia sẻ link newsletter

Các định dạng nội dung bạn nên khai thác là:

1. Nội dung dạng dài/chuyên môn từng được yêu thích nhất (Signature Content): 10 bài blog/video có lượt view/viral cao nhất

Với nội dung dạng này, đừng quá lo rằng độc giả sẽ mất 5 hay 50 phút để đọc hết – miễn là nó có chất lượng, giá trị thông tin và chiều sâu thì nó sẽ vẫn tiếp tục được yêu thích và chia sẻ. Bạn có thể chuyển toàn bộ hoặc một phần nội dung sang các định dạng khác nhau (video, podcast…) và quay vòng sử dụng nó trong 100 ngày.

Mình gọi loại nội dung này là Signature Content.

Lưu ý bạn cần phải tập trung vào độc giả và những giá trị mà nội dung bạn mang lại cho họ một cách tử tế, ví dụ nếu mục tiêu là bạn dạy cho người khác viết tốt hơn mà chia sẻ một bức ảnh bữa ăn trưa hoặc nói về bài hát mới bạn yêu thích thì đó không phải là nội dung có giá trị.

2. Nội dung dạng ngắn (Short-form Content): 80 bài

Với nội dung dạng này, nó có thể là video, văn bản, audio, ảnh, liên kết hoặc một số định dạng formats hỗn hợp… và được chia ra làm 2 loại:

  • Những ý tưởng thử nghiệm mới: Là các nội dung nhỏ chia sẻ với độc giả và được thiết kế để thử nghiệm cũng như kiểm tra cách mọi người phản ứng với chúng. Khi đưa ra những ý tưởng thử nghiệm và nó có dấu hiệu tích cực, bạn có thể tiếp tục mở rộng nó thành dạng Signature Content chuyên sâu và giá trị hơn.
  • Trích dẫn từ Signature Content đã có trước đó: Đây là các nội dung trích từ các Signature Content lớn mà bạn đã có. Nó có thể là dạng tips/trick ngắn, listing, quote từ bài chuyên sâu hoặc video khoảng 30 giây từ các video lớn. Bạn có thể chọn những đoạn, chi tiết gây hứng thú/hấp dẫn/giá trị/”đắt” nhất trong những bài này.
  • Các nội dung có giá trị/hấp dẫn nhưng không phải do bạn sáng tạo (Curated Content): Đây là các nội dung, link trích từ nội dung tuyệt vời được tạo ra bởi người khác nhưng có giá trị với độc giả của bạn. Nhớ ghi thêm credit cho nội dung mà bạn đăng là được.

3. Bản tin tuần: 10 bản tin tuần có chứa signature và các nội dung được chọn lọc

Một chiếc bản tin đơn giản, có cấu trúc đơn giản nhưng nên có các tóm tắt nhanh và link tới các nội dung có liên quan tới độc giả của bạn.

Ví dụ: mỗi bản tin sẽ bao gồm headline, 1 câu tổng hợp 4 phần nội dung (1 signature content và 3 curated content có cùng chủ đề bạn đã chia sẻ trong tuần đó).

Mẹo: Làm sao để tìm được nội dung hữu ích từ người khác và chia sẻ lại? Không khó lắm, bạn có thể tìm ra bằng cách:

  • Theo dõi các bản tin có liên quan tới lĩnh vực/thương hiệu của bạn.
  • Theo dõi những người có ảnh hưởng và các ấn phẩm truyền thông liên quan tới lĩnh vực của bạn trên MXH.

Bạn làm gì khi bắt đầu đăng 100 nội dung?

Hãy chú ý tới các phản ứng mà nội dung nhận được từ khách hàng, dù là rất nhỏ. Bạn không cần có một bài viết nhận được 1000 lượt chia sẻ thì mới nhận ra nó có ý nghĩa với độc giả thế nào.

Khi bạn cắt nhỏ nội dung của signature content ra và đăng lên, sẽ có những bài không nhận được bình luận nào, nhưng có bài thì nhận được vài bình luận – đó chính là dấu hiệu có thể ở đó có giá trị để bạn khám phá thêm.

Bạn không cần sử dụng nhiều nền tảng MXH, một cũng có thể là đủ rồi, miễn là ở đó bạn chạm đúng tới đối tượng mục tiêu của mình.

Bạn không cần phải tạo ra nội dung mới hàng ngày, mà chỉ cần xuất bản nội dung hàng ngày.

Bạn có thể tạo ra trước tất cả hoặc một phần các nội dung và lên lịch trước khi các nội dung xuất bản.

Khi làm như vậy, bạn có thể dành thời gian để chủ động tạo ra nội dung và không thấy áp lực về mặt deadline.

Mình có thể đảm bảo, độc giả của bạn sẽ tăng lên sau 100 nội dung mà bạn duy trì việc đăng tải liên tục. Nhưng tăng lên như thế nào thì mình khó để có thể nói chắc chắn, nhưng có một điều chắc chắn là mọi thứ không bao giờ xảy ra chỉ sau một đêm.

100 nội dung cho 100 ngày là một cam kết của bạn với độc giả – rằng bạn đang mang đến cho họ những giá trị thực sự và liên tục. Dù rằng việc gia tăng số lượng độc giả không phải là công việc quá khó, nhưng nó không phải là thứ bạn có được một cách nhanh chóng.

Đừng từ bỏ khi bạn không nhận được phản hồi như bạn đã hy vọng.

Chỉ cần nhớ rằng: Tuần thứ 10 bạn đã tạo ra những nội dung tốt hơn tuần thứ 1.

Đừng bỏ cuộc. Hãy bắt đầu. Hãy xem những gì sẽ xảy ra cho tới cuối. Mình cá là bạn sẽ hài lòng với kết quả.

(Theo Linhphan.co)

(3 ratings)

Tags: nội dung, content