Người đăng: FBTI   Ngày: 12/11/2019   Lượt xem: 1330

Để vận hành một doanh nghiệp nhỏ cho riêng mình, đòi hỏi bạn cần bỏ ra rất nhiều công sức, thậm chí là gấp 2 đến 3 lần so với bình thường. Bạn cần quan tâm đến việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên, bắt kịp xu hướng thị trường cũng như hàng trăm nhiệm vụ lớn nhỏ khác. Và bạn cần tiếp thị doanh nghiệp của mình.

10 thói quen Marketing của những doanh nghiệp nhỏ thành công

Để giúp bạn đơn giản hóa công việc, dưới đây sẽ là 10 thói quen tiếp thị của các doanh nghiệp nhỏ thành công mà bạn nên tham khảo.

1. Marketing nhất quán và bền bỉ

Với các doanh nghiệp thành công, họ coi ngân sách cho marketing là một khoản đầu tư chứ không phải là một loại chi phí. Quả thực là như vậy, hiệu quả của Marketing phản ánh những gì bạn đầu tư cho lĩnh vực này.

Trong những thời điểm mà kinh tế không chắc chắn, rất nhiều doanh nghiệp chọn cắt giảm ngân sách cho marketing. Rõ ràng đây là những quyết định sai lầm, bởi khi doanh thu càng giảm bạn càng cần phải đầu tư hơn nữa để marketing cho thương hiệu của mình.

2. Nắm rõ thị trường mục tiêu và đối thủ của mình

Biết được đối tượng khách hàng tiềm năng và nhu cầu, thói quen của họ là điều rất quan trọng trong marketing. Quảng bá sản phẩm với những người không quan tâm hoặc không đủ điều kiện sử dụng sản phẩm của bạn là sự lãng phí về cả thời gian và tiền bạc. Hãy nghiên cứu tệp khách hàng hiện tại để tìm ra thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn, từ đó có những chiến lược marketing phù hợp và trọng tâm.

Tương tự như thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố then chốt trong marketing. Biết được họ đã, đang và sắp làm gì sẽ giúp bạn có được thế chủ động trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường.

3. Xây dựng chiến lược cụ thể

Sau khi xác định được mục tiêu cho doanh nghiệp, bạn cần lên kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa chúng. Hãy vạch ra những bước bạn sẽ làm, bạn sử dụng nguồn ngân sách của mình ra sao, các chiến thuật nhỏ mà bạn sẽ thực hiện là gì, cân bằng nguồn nhân lực và ngân sách của mình thế nào là hợp lý, v.v. Cuối cùng, hãy đưa chúng vào một chiến lược chung, có mục đích rõ ràng và thực hiện chúng một cách có kế hoạch.

4. Chú ý và theo dõi các kết quả

Điều này rất quan trọng, bởi căn cứ vào những con số đã đạt được bạn có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của từng chiến lược. Sau đó, hãy tập trung đầu tư, đẩy mạnh chiến lược đang hoạt động tốt và bỏ qua những chiến dịch gây lãng phí.

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ việc theo dõi và phân tích kết quả, bạn có thể tận dụng chúng để đưa ra được những đánh giá chính xác nhất.

5. Đo lường lợi tức đầu tư (ROI) chứ không phải tỉ lệ phản hồi

Sau mỗi chiến dịch marketing, thay vì quan tâm đến tỉ lệ khách hàng phản hồi, bạn hãy quan tâm đến số tiền bạn lời được sau chiến dịch đó.

Có một ví dụ đơn giản sau đây:

Bạn phát đi 5000 tấm bưu thiếp với chi phí là 2.000.000. Trong 5000 người nhận được bưu thiếp ấy, có 10 người sử dụng sản phẩm của bạn với số tiền bỏ ra là 1.000.000/người. Tỉ lệ khách hàng phản hồi chỉ là 0.2% một con số không hề lớn, nhưng số tiền bạn thu về lại lớn gấp 5 lần chi phí bạn bỏ ra. Trong trường hợp này, rõ ràng tỉ lệ phản hồi của khách hàng không phản ánh được kết quả thực tế.

6. Tích hợp các chiến lược Marketing

Khi doanh nghiệp của bạn còn nhỏ, bạn cần tận dụng mọi cơ hội để marketing thương hiệu của mình. Khách hàng tiềm năng của bạn sử dụng nhiều nền tảng, bạn cũng nên làm như vậy.

Gửi email và vừa gửi bưu thiếp cho khách hàng, sử dụng quảng cáo trả phí, viết blog, tiếp thị trên mạng xã hội, v.v. Hãy thử mọi phương pháp cho đến khi tìm ra phương pháp hiệu quả, khi đó hãy tập trung đầu tư cho chúng.

7. Xây dựng thương hiệu thống nhất

Thiết kế và giữ giao diện cho tất cả các kênh thông tin của bạn một cách nhất quán, có logo và bộ nhận diện thương hiệu riêng. Sử dụng chúng trên các sản phẩm, ấn phẩm để mọi người có thể dễ dàng ghi nhớ đến nhãn hàng của bạn. Những ấn tượng này sẽ đi vào trong tiềm thức của khách hàng, và nhắc nhở họ tìm đến các sản phẩm của bạn khi cần đến những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

8. Đừng chỉ bán hàng, hãy xây dựng những mối quan hệ

So với những đối tượng mới, thì khách hàng hiện tại luôn là thị trường tiềm năng mà bạn có thể khai thác thêm. Hãy có những chiến lược tiếp thị dành riêng cho họ và biến họ thành khách hàng trung thành.

Bạn có thể trò chuyện và tìm hiểu về nhu cầu của họ để tìm ra cách đáp ứng, cải thiện dịch vụ. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng các chương trình ưu đãi, tặng quà vào ngày sinh nhật.

9. Theo sát khách hàng

Những người đang quan tâm đến sản phẩm của bạn là những khách hàng tiềm năng nhất, vì vậy hãy chú ý đến họ.

Một thống kê chỉ ra rằng 80% doanh số bán hàng đến từ lần liên hệ thứ 5. Vì vậy đừng từ bỏ, hãy kiên trì liên lạc với khách hàng tiềm năng của bạn qua nhiều kênh khác nhau. Chúng sẽ dần thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn.

10. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Chủ của các doanh nghiệp nhỏ luôn phải làm rất nhiều công việc, từ làm việc với bên sản xuất, bán hàng, tiếp thị đến quản lý nhân sự, v.v. Tuy rằng bạn là người hiểu rõ công ty của mình nhất, nhưng những gì bạn cần làm là quá nhiều và bạn nên chia sẻ chúng với người khác. Hãy tìm và thuê những chuyên gia riêng cho từng lĩnh vực để mọi thứ luôn ở trong tình trạng tốt nhất.

Cho dù bạn có là một nhà tiếp thị giàu kinh nghiệm, nhưng với số lượng công việc khổng lồ bạn đang phải gánh vác, bạn vẫn nên thuê thêm một chuyên gia về marketing để có thể hỗ trợ bạn cũng như đẩy mạnh hoạt động tiếp thị của công ty.

(Nguồn Frombrandtoicon)

(2 ratings)

Tags: tiếp thị, marketing, thói quen, doanh nghiệp nhỏ, thành công