Người đăng: writerslife   Ngày: 07/02/2020   Lượt xem: 1277

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời đại quá tải thông tin như hiện nay, khoảng thời gian tập trung (attention span) của người đọc ngày càng giảm, từ 12 giây vào năm 2000, đến nay đã giảm xuống 8 giây. Điều này thách thức người viết phải tạo ra những tiêu đề rõ ràng, đầy đủ thông tin, hấp dẫn hơn nhưng lại không “mồi chài” và giật gân. 10 điều dưới đây chắc chắn sẽ cho bạn một đường hướng để làm được điều đó, từ nguồn tham khảo, khuôn mẫu tiêu đề hay đến cách tìm hiểu mong muốn của người đọc; việc còn lại của bạn là luyện tập.

10 điều cần biết để có một tiêu đề mà ai cũng muốn "click" vào

1. Tham khảo tiêu đề trên TED Talk

Tại sao lại là TED Talk? Ai cũng biết rằng những video của TED Talk cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin, kiến thức, và cảm hứng. Nhưng có phải video nào có nội dung hay cũng thu hút nhiều lượt xem? Không hẳn. Bên cạnh nội dung hấp dẫn, tiêu đề phải đủ dễ hiểu và khơi dậy trí tò mò mới có thể lôi kéo người xem. Dưới đây là top 5 video có lượt xem cao nhất trên TED Talk, và hãy cùng tìm hiểu xem tiêu đề của họ như thế nào.

Tiêu đề 1: Có phải trường học giết chết tính sáng tạo? Sir Ken Robinson (63 triệu view)

Tại sao hay?

  • Mang tính gây tranh cãi
  • Khơi dậy sự tò mò
  • Chạm đến mong muốn trở nên sáng tạo của mỗi người

Tiêu đề 2: Ngôn ngữ hình thể có thể định hình con người bạn — Amy Cuddy (55 triệu view)

Tại sao hay?

  • Khơi dậy trí tò mò
  • Là một chủ đề hoàn toàn mới
  • Giúp ta hiểu bản thân hơn

Tiêu đề 3: Đây là điều sẽ xảy ra nếu bạn trả lời email spam — James Veitch (52 triệu view)

Tại sao hay?

  • Chủ đề chạm đến một thứ thường khiến ta khó chịu: email spam
  • Khơi dậy trí tò mò
  • Có sự tiên đoán, báo trước đây là một sự thật khoa học hoặc có tính giải trí, hoặc cả hai.

Tiêu đề 4: Cách người lãnh đạo giỏi tạo cảm hứng hành động — Simon Sinek (47 triệu view)

Tại sao hay?

  • Khiến ta muốn ấn vào
  • Câu chữ có sức mạnh, súc tích
  • Có giải pháp cụ thể cho một mong muốn phổ biến, đó là “Làm sao để trở thành một lãnh đạo giỏi”, và “Làm sao để tạo cảm hứng cho người khác hành động”. Tiêu đề này có sức mạnh bởi nó trả lời được hai câu hỏi trên.

Tiêu đề 5: Sức mạnh của sự yếu đuối — Brené Brown (44 triệu view)

Tại sao hay?

  • Đề cập một nỗi sợ phổ biến
  • Cách tiếp cận mới lạ
  • Gợi lên sự tò mò

2. Tìm hiểu điều độc giả hứng thú

Thử nghĩ xem, bạn muốn biết nhiều hơn về cách viết một quyển sách. Vậy bạn sẽ muốn biết về những điều gì? Có thể là:

  • Tại sao người ta tự xuất bản sách?
  • Quy trình viết một quyển sách là gì?
  • Tôi nên bán sách ở đâu?
  • Khi nào thì tôi được trả nhuận bút?
  • Tôi nên tự xuất bản hay thông qua một nhà xuất bản?
  • Mỗi quyển sách bán ra tôi nhận được bao nhiêu?

Bạn có thấy điều gì giống nhau giữa những câu hỏi này không?

Đó là nó đều xong quanh 5W+1H

  • Why - Tại sao
  • What - Cái gì
  • Where - Ở đâu
  • When - Khi nào
  • How - Làm thế nào

Đây là những từ hiện lên trong tâm trí bạn tự nhiên khi bạn tò mò về điều gì đó, đúng không?

Một số ví dụ về tiêu đề nổi bật:

  • Tại sao những phụ nữ thăng tiến lại thường hay ly hôn?
  • Sự tin đến từ đâu?
  • Thời điểm nào nên thu hoạch khoai tây?

3. Nhấn mạnh điểm bất thường... nhưng phải thật

  • Làm sao để có 1,000,000 người theo dõi Instagram trong 4 ngày
  • Tôi học gì từ việc viết một eBook trong vòng 30 ngày và bán với giá $19.95?
  • Cách có 11.3 lượng view trên trang mà không cần hack

Bạn có thấy điểm chung nào giữa các tiêu đề này không? Nó đều có con số. Hãy kiểm chứng qua điều 4.

4. Con số giúp gia tăng uy tín

Người ta rất dễ tiếp nhận những con số. Trên mạng xã hội, những bài đăng dạng liệt kê (hoặc infographic) trung bình nhận được nhiều chia sẻ hơn các dạng nội dung khác.

Nhiều cách hơn để sử dụng con số trong tiêu đề:

  • Cho tôi 5 phút và tôi sẽ cho bạn 5 cách để kiếm nhiều tiền hơn
  • 9 dòng chữ khiến người khác sẵn sàng cam kết
  • Bài học tôi rút ra từ hơn 1,100 bài viết blog
  • 90% blog thành công đều có điểm chung này

2 lưu ý khi sử dụng con số trong tiêu đề

  • Con số gì?

Nếu phải chọn, liệu có con số này tốt hơn có số kia hay không?

Buzzsumo phân tích dữ liệu chia sẻ trên mạng xã hội của hơn 100 triệu bài viết trong vòng 8 tháng chỉ ra những con số tạo ra lượng tương tác cao nhất trên Facebook đó là 10, 5, 15, 7, and 20.

  • Chúng ta nên viết số hay viết chữ?

Hãy viết số. Người khác sẽ dễ nhận diện hơn. Đừng bắt những người bận rộn phải sử dụng não họ nhiều hơn cần thiết nữa.

5. Khám phá nguyện vọng độc giả

Là người viết, chúng ta không tạo ra nguyện vọng cho người khác, chẳng hạn như giảm cân, kiếm nhiều tiền hơn, hay phô bày sự thành công với người khác.

Nhưng chúng ta có thể bắt sóng được những nguyện vọng đó dựa vào một sản phẩm cụ thể (hoặc một bài viết), và sẽ được đền đáp vì điều đó (chẳng hạn như kiếm được nhiều tiền, nhiều sự tán dương, bình luận, danh tiếng, sự ngưỡng mộ, tôn trọng).

Một số ví dụ về những mong muốn phổ biến:

  • Phụ nữ muốn mình cuốn hút
  • Đàn ông muốn mình rắn rỏi
  • Tất cả chúng ta đều muốn khỏe mạnh,
  • muốn tài chính ổn định,
  • muốn có lựa chọn làm việc ít hơn,
  • muốn được yêu thương
  • muốn được hạnh phúc
  • muốn sở hữu một chiếc xe hơi
  • muốn chạy theo xu hướng mới nhất…

Làm sao để phát hiện ra mong muốn của con người?

Tháp nhu cầu của Maslow sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quát về những thứ mà con người coi trọng. Bên cạnh đó, ta cũng có thể biết được con người mong muốn điều gì từ:

  • Các khảo sát
  • Trò chuyện với họ
  • Để ý những gì người có tầm ảnh hưởng (influencer) nói
  • Ý thức về quảng cáo
  • Đọc nhiều blog
  • Lướt mạng xã hội
  • Kiểm tra thông tin
  • Kết hợp nghiên cứu của bạn với nhiều nguồn khách quan hơn, như khảo sát và nghiên cứu

Một số tiêu đề chạm đến mong muốn người đọc:

Tiêu đề 1: Người ta cười khi thấy tôi học chơi piano, nhưng tôi đã làm được! (Mong muốn chung: được ngưỡng mộ vì thành thạo một kỹ năng khó)

Tiêu đề 2: Làm sao để biết ai đó thật sự thông minh hay chỉ bình thường (Mong muốn chung: được trở nên thông minh/hơn mức bình thường)

Tiêu đề 3: Trả lời 5 câu hỏi này nếu bạn muốn biết nơi làm việc của mình có độc hại không (Mong muốn chung: được làm việc ở nơi phù hợp với giá trị bản thân)

Tiêu đề 4: Làm sao để giữ bình tĩnh khi bạn biết mình sẽ bị căng thẳng (Mong muốn chung: được kiểm soát mọi thứ)

6. Kết nối với cảm xúc độc giả

Những từ chỉ cảm giác có thể nâng tầm bài viết của bạn, chạm đến trái tim, tâm hồn và cả tâm trí của độc giả. Vậy nên rất nhiều marketer luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng giác quan khi giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ.

Một nghiên cứu vào năm 2001 chỉ ra rằng những từ ngữ tượng hình, tượng thanh được nhận diện nhanh hơn vì chúng kích thích giác quan hay trải nghiệm tri giác của độc giả tốt hơn.

Nhưng nhà nghiên cứu Barbara Juhasz cũng khám phá ra rằng không phải từ nào cũng khơi dậy cùng trải nghiệm giác quan. Cô ấy tạo ra một chỉ số có tên là chỉ số trải nghiệm giác quan - sensory experience rating (SER), là thang đo để xếp hạng sức mạnh của trải nghiệm cảm giác được gợi lên bởi gần 3.000 từ đơn âm tiết, bao gồm danh từ, động từ, tính từ và trạng từ.

Nhóm nghiên cứu của cô phát hiện ra rằng một từ như hương (incense) sản sinh ra một phản ứng giác quan mạnh hơn, và nhanh hơn với từ hộp (box). Từ hương được xếp hạng 5.90 bởi nó vừa tạo hình dung vừa kích hoạt một phần não liên quan đến mùi.

Ví dụ tiêu đề được xếp hạng cao

  • Em bé (5.4): Các sĩ quan cảnh sát Brazil cứu em bé 21 ngày nghẹt thở trong video đầy kịch tính
  • Tiền (4.80): Có một vài thứ mà tiền không thể mua được. Đó là Mastercard.
  • Cơn giận (4.0): Hình ảnh con lừa được vẽ giống ngựa vằn đã thổi bùng cơn giận
  • Vì vậy, hãy sử dụng những từ ngữ chỉ cảm giác ở tiêu đề.

7. Sử dụng những khuôn mẫu tiêu đề thuyết phục

Dưới đây là 5 mẫu tiêu đề có hiệu quả kèm giải thích

Mẫu 1:

<Chủ đề> Bài học tôi học được <Kết quả cụ thể> trong quá khứ

Ví dụ: 9 bài học kinh doanh giúp tôi kiếm được $100,000 qua mạng trong 3 năm qua

Tại sao hiệu quả?

  • Chỉ dẫn nhưng không nói là đang chỉ dẫn
  • Xây dựng trí tò mò nếu bạn chọn một chủ đề mà nhiều người hứng thú
  • Tạo được uy tín từ việc đề cập một khung thời gian và số tiền cụ thể

Mẫu 2:

Giá như tôi biết <Điều gì đó> khi <Lúc nào đó>

Ví dụ: Giá như tôi biết nên đến những nơi này thời sinh viên

Tại sao hiệu quả?

  • Đi ngược lại khái niệm về điều gì đó
  • Khơi dậy sự tò mò
  • Có dự đoán đây sẽ là một câu chuyện thật, giải trí và ngạc nhiên

Mẫu 3:

Sự thật về <Làm việc gì đó đáng mong ước> >Trong khoảng thời gian nào đó> với tư cách là

Ví dụ: Sự thật về việc kiếm được $15,000 một tháng dành cho người làm nghề viết

Tại sao hiệu quả?

  • Sự tiên đoán
  • Sự tò mò
  • Khởi lên mong muốn

Mẫu 4:

cách để có thêm nhiều <kết quả mong đợi>

Ví dụ: 11 cách để có thêm 11000 người theo dõi trên Instagram

Tại sao hiệu quả?

  • Con số lôi kéo sự chú ý của người đọc
  • Chúng ta luôn muốn biết sự thật hoặc kinh nghiệm thật
  • Củng cố niềm tin

Mẫu 5:

Làm sao để <làm việc gì đó> mà không cần <một việc mọi người thường nghĩ bạn cần phải làm>

Ví dụ: Làm sao để tăng traffic cho website mà không cần SEO

  • Tại sao hiệu quả?
  • Não bộ chúng ta luôn săn thông tin
  • Chúng ta tò mò
  • Chúng ta luôn tìm cách nhanh hơn để hoàn thành công việc

Trong trường hợp bạn phải nộp bài gấp, sử dụng những mẫu tiêu đề trên là một lựa chọn tuyệt vời.

8. Làm độc giả ngạc nhiên

Một số tiêu đề ví dụ:

  • Tiêu đề 1: Chỉ 5% người rửa tay đúng cách sau khi đi toilet
  • Tiêu đề 2: Người Queensland đã ăn phải một loài cá chưa được khám phá ra
  • Tiêu đề 3: Ít ai biết Protein đóng vai trò quan trọng trong điều trị béo phì và bệnh chuyển hóa
  • Tiêu đề 4: Điều gì tạo nên một cuộc sống tốt? Bài học từ một nghiên cứu dài nhất về hạnh phúc

Muốn tận dụng sức mạnh của sự bất ngờ trong tiêu đề, hãy dùng những từ ngữ như:

  • Kinh ngạc
  • Đột phá
  • Khám phá
  • Khai sáng
  • Ít ai biết
  • Bí ẩn
  • Vô giá
  • Gây bối rối
  • Bí mật
  • Chưa được khám phá
  • Bất thường
  • Kỳ quặc
  • Dài nhất

9. Sử dụng chi tiết để khơi dậy trí tò mò

Bạn không thể mang hết mọi thứ lên một tiêu đề, nên hãy càng chi tiết càng tốt. Sự chi tiết có thể đánh thức trí tò mò. Dưới đây là 5 mẫu tiêu đề khiến độc giả muốn “click” vào:

  • Tiêu đề 1: Bố mẹ vẫn mua đồ uống có đường cho con, bất kể nguy cơ sức khỏe

Điều gì khiến ta tò mò? Chúng ta tự hỏi tại sao bố mẹ lại vẫn làm như thế.

  • Tiêu đề 2: Ngôn ngữ hình thể định hình con người của bạn

Điều gì khiến ta tò mò? Chúng ta tự hỏi “Vậy tôi có ngôn ngữ hình thể gì?” và “Điều đó nói gì về tôi?”

  • Tiêu đề 3: Tay golf cừ khôi bỏ qua việc fan mắc bệnh down la hét trong lúc diễn ra cú đánh quyết định

Điều gì khiến ta tò mò? Ta tự hỏi cú đánh quyết định là gì, anh ấy phản ứng như thế nào, và điều đó có ảnh hưởng đến kết quả của anh ta không.

  • Tiêu đề 4: Tại sao Seychelles là nơi tồi tệ nhất trên thế giới về vấn nạn ma túy.

Điều gì khiến ta tò mò? Chúng ta tự hỏi điều gì đang diễn ra ở Seychelles.

  • Tiêu đề 5: Hơn nửa số lừa thế giới có thể bị giết trong 5 năm tới phục vụ nhu cầu y học tại Trung Quốc, tổ chức từ thiện cảnh báo

Điều gì khiến ta tò mò? Chúng ta tự hỏi lừa được sử dụng cho thuốc như thế nào.

10. Phân biệt giữa tiêu đề hấp dẫn và tiêu đề “mồi chài” (clickbait)

Tiêu đề “mồi” (clickbait)tức là những tiêu đề lôi cuốn nhưng lại dẫn dắt người đọc đi sai hướng, khiến người khác tò mò nhưng lại không cung cấp đủ thông tin cho người đọc.

Làm sao để biết bạn có đang viết tiêu đề clickbait hay không? Lằn ranh ngăn cách giữa một tiêu đề clickbait và tiêu đề hấp dẫn quả thật mong manh.

2 danh sách dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện đâu là tiêu đề clickbait

Danh sách 1: Những đặc điểm của tiêu đề clickbait

  • Cường điệu hóa
  • Nội dung không đúng như tiêu đề hứa hẹn
  • Phóng đại
  • Nghe gần giống tin rác (tin đồn nhảm của các sao…)
  • Mào đầu nhưng không đủ thông tin
  • Sử dụng từ ngữ mạnh chỉ để giật gân
  • Mang tính giả trá

Danh sách 2: Những đặc điểm của tiêu đề hấp dẫn nhưng không phải clickbait

  • Trả lời được các câu hỏi
  • Khơi dậy sự tò mò nhưng với sự cụ thể, để người đọc biết họ cần mong đợi gì
  • Minh bạch, không giả trá
  • Không dẫn dắt, lôi kéo sai
  • Sử dụng sự tò mò, bất ngờ và cảm xúc, nhưng không phóng đại
  • Tập trung vào lợi ích của độc giả
  • Lôi kéo cảm xúc bằng cách sử dụng từ ngữ mạnh theo cách tự nhiên, tinh tế
  • Không quảng cáo sai sự thật
  • Dựa trên thông tin thật, nghiên cứu thật

Một số tiêu đề ví dụ:

  • Tốc độ phát xạ điện tử khó tin từ một nguyên tử
  • Cách tạo sự thân mật ngay lập tức với bất kỳ ai bạn gặp
  • Quá nhiều Fructose có thể khiến người ăn kiêng đường bị sốc

Hãy luôn nhớ rằng, một bài viết hay không chỉ có nội dung đầu tư, chính tiêu đề mới là yếu tố quyết định thành công của nó. Đặt mình vào vị trí người đọc, không ngừng trau dồi và luyện tập là lời khuyên sau cuối dành cho bạn, nếu bạn đã nghiền ngẫm đủ 10 cách trên.

(Writerslife)

(1 ratings)

Tags: click vào, title, tiêu đề, click, cũng muốn