Người đăng: FBTI   Ngày: 05/02/2020   Lượt xem: 3121

Làm việc tự do và những lợi ích mà nó mang lại đang ngày càng thu hút được nhiều người. Tuy nhiên, trước khi bạn bắt đầu làm việc tự do, đặc biệt là khi đã có một công việc toàn thời gian trước đó thì bạn cần cân nhắc và xem xét nhiều yếu tố. Có thể kể đến như mục tiêu, cách sắp xếp thời gian biểu, v.v.

10 bước để bắt đầu làm việc tự khi bạn đang làm việc Full-time

Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn cũng như tìm cho mình hướng đi đúng đắn nhất, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 10 bước cần thiết mà bạn nên làm khi bắt đầu làm việc tự do.

1. Xác định mục tiêu của mình

Không có mục tiêu cụ thể bạn có thể khiến bạn thấy bối rối và mất phương hướng. Vì thế hãy tự đặt cho mình các câu hỏi để tìm ra hướng đi đúng đắn nhất.

Tại sao bạn lại muốn bắt đầu làm việc tự do? Vì muốn kiếm thêm thu nhập hay muốn nâng cao kinh nghiệm? Thêm nữa, bạn cần chọn lĩnh vực mà mình muốn gắn bó, bạn sẽ là một nhà văn, một nhà thiết kế hay một biên dịch tự do? v.v.

Sau khi xác định được mục tiêu của mình, đây là lúc bạn nên vạch ra kế hoạch cụ thể hơn bao gồm những mục tiêu ngắn hạn. Hoàn thành những mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn dần đạt được mục tiêu cuối cùng.

2. Tìm một vị trí có thu nhập xứng đáng

Hãy thử tưởng tượng bạn là một nhà thiết kế đồ họa, trong lĩnh vực này sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với bạn và sẵn sàng “phá giá” để nhận được hợp đồng. Trong trường hợp này, thay vì cố cạnh tranh với họ, hãy tìm một công việc có mức lương xứng đáng với công sức bạn bỏ ra. Bởi thứ bạn cạnh tranh là giá trị, là chất lượng công việc chứ không phải giá cả.

Chọn một lĩnh vực mà bạn thực sự hứng thú, tập trung làm tốt công việc của mình và tạo dựng uy tín. Khi đã xây dựng được các kỹ năng của mình đạt đến trình độ cao, đây là lúc bạn có thể tự tin tìm kiếm khách hàng lý tưởng cho mình.

3. Xác định khách hàng mục tiêu

Cũng giống như khi đi tìm một vị trí phù hợp, thu hút được đúng tệp khách hàng mục tiêu cũng rất quan trọng. Khi mới bắt đầu, việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu có vẻ khá khó khăn.

Lời khuyên là hãy tự đưa ra một số giả định về tệp khách hàng mà bạn muốn hợp tác, sau đó làm việc với vài người trong số họ. Cuối cùng hãy tự mình đánh giá và nhận định xem bạn có muốn làm việc với những người tương tự hay không.

Việc thu hẹp tệp khách hàng mục tiêu giúp bạn tiết kiệm thời gian và tìm được những hợp đồng chất lượng hơn. Đồng thời bạn cũng có thể mang đến cho họ những sản phẩm chất lượng nhất, đúng với thế mạnh đang có của mình.

4. Định giá cho dịch vụ của bạn

Trước hết, hãy nhớ rằng bạn cần định giá bản thân dựa trên giá trị mà bạn có thể mang lại chứ không phải dựa vào giá cả thị trường (đặc biệt là những đối thủ cạnh tranh đang muốn phá giá). Đừng để người khác ảnh hưởng quá nhiều đến mức lương của bạn. Bởi khi xác định được tệp khách hàng mục tiêu bạn đã ước lượng được mức lương mà họ có thể trả cho bạn để thỏa thuận một cách hợp lý.

Tuy nhiên, đừng “đặt giá” quá cao so với giá trị của bạn, nhưng đừng bao giờ đánh giá thấp những gì bạn đang làm cho khách hàng. Nếu có ai đó thuê bạn để hỗ trợ họ thì hãy thể hiện rằng họ đã tìm đúng người, bạn là người phù hợp nhất với vị trí đó. Lúc này, lương chỉ là mối quan tâm thứ yếu.

5. Xây dựng một Portfolio Website chất lượng cao

Các chuyên gia luôn ủng hộ và đề cao việc bạn có một profile chất lượng trên Internet, nơi mà mọi người đều thường xuyên truy cập. Mục đích của việc tạo một Portfolio trực tuyến là giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đồng thời họ cũng có thể có những đánh giá sơ bộ về phong cách, công việc của bạn trước đây.

Portfolio “tiêu chuẩn” của một freelancer cần có những nội dung sau:

- Trình độ, chuyên ngành của bạn

- Thành tích nổi bật, các kỹ năng mà bạn tích lũy được

- Lời giới thiệu, chứng thực từ đồng nghiệp hoặc sếp cũ.

Cập nhật nội dung thường xuyên thể hiện rằng bạn đang học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng mỗi ngày.

Đây có thể coi là một cách giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân và định vị bản thân khá hiệu quả.

6. Mô tả, giới thiệu những gì bạn đã làm (trên trang hồ sơ dịch vụ của mình)

Với ý nghĩ tạo ra trang cá nhân với tính chuyên môn hoá, một trong những cách tốt nhất để thể hiện được điều đó là thường xuyên đăng tải, cập nhật nội dung, hình ảnh hoặc video mới (phụ thuộc từng nội dung riêng biệt) mà khách hàng mục tiêu của bạn sẽ bị ấn tượng.

Để hồ sơ của bạn được đánh giá cao, không có cách nào tốt hơn ngoài việc cho khách hàng của bạn thấy bạn có khả năng tạo ra những gì họ cần. Ví dụ, nếu bạn là một nhà thiết kế website, trang hồ sơ của bạn phải được tạo lập một cách tỉ mỉ, bắt mắt về tất cả các mặt khi nó đại diện cho chính khả năng của bạn có thể đem lại cho khách hàng.

Còn nếu bạn là một nhà văn, thì bài đăng trên blog của bạn cần nói lên chất lượng công việc bạn sẽ tạo ra cho khách hàng.

7. Chọn những khách hàng đầu tiên một cách kỹ lưỡng

Chúng ta thường có rất ít thời gian để tìm kiếm nguồn khách hàng mới khi bạn bắt đầu thực hiện một công việc tự do, bạn cần tận dụng tối đa các khách hàng mà bạn đã hợp tác.. Bởi khi bạn xây dựng Portfolio của mình, bạn sẽ cần sử dụng những công việc trước đó làm “mẫu” cho những khách hàng tiếp theo.

Những công việc bạn đã làm trước đó phần nào phản ánh được khả năng của bạn, đó là một trong những ưu tiên hàng đầu khi các nhà tuyển dụng đánh giá một Portfolio. Có thể bạn không muốn tốn quá nhiều thời gian để cân nhắc việc này và nó có thể khiến bạn bị lỡ một số cơ hội, tuy nhiên dành vài phút để suy nghĩ thêm là điều nên làm.

8. Đề cập đến khách hàng tiềm năng trong dịch vụ của bạn

Tìm việc làm thông qua việc xây dựng hồ sơ trên Internet đôi khi không đem lại kết quả rõ rệt. Thậm chí, bạn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn để khẳng định năng lực bản thân trong bộ hồ sơ của mình. Đó là lý do tại sao trong mỗi phần nội dung được tạo trên blog, bạn cần thường xuyên đề cập đến các thương hiệu, công ty và cá nhân mà bạn thấy mình có khả năng làm việc.

Trong kế hoạch nội dung cho blog tuần tới, hãy thêm vào những nội dung trong đó đề cập đến những khách hàng, doanh nghiệp mà bạn đã, đang hoặc muốn hợp tác. Sau khi bạn tạo ra những nội dung như vậy, hãy dành thời gian chia sẻ chúng đến gần hơn những đối tượng khách hàng tiềm năng, có thể bằng cách gửi email cho họ.

Một email như vậy nên đảm bảo các yếu tố sau:

- Nghiên cứu cách tiếp cận tốt nhất tới nhóm khách hàng

- Chủ đề khéo léo, dễ hiểu

- Yêu cầu ngắn gọn, súc tích

- Thể hiện được điểm mạnh của bản thân

- Luôn kêu gọi hành động

9. Học cách tự nâng cao bản thân

Nếu bạn muốn bắt đầu một công việc tự do, bạn cần biết cách nâng cao giá trị của bản thân. Đó là những gì bạn đã dành nhiều năm để rèn luyện và trau dồi.

Cho dù bạn có kỹ năng như thế nào trong lĩnh vực của mình, nếu bạn muốn sử dụng chúng trong công việc tự do của mình, hãy để cập và thế hiện chúng như những điểm mạnh bản thân.

Ngoài ra, bạn hãy xem xét đến các yếu tố cơ bản dưới đây để hồ sơ của mình trở nên ấn tượng hơn:

- Mở đầu ấn tượng, chỉn chu

- Phô được điểm mạnh của bạn

- Đưa ra dự đoán và câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào có thể đưa ra

- Liên hệ kinh nghiệm làm việc trước đó để thể hiện tính chuyên môn

- Bố cục hấp dẫn, mang tính trực quan

10. Không để công việc tự do làm ảnh hưởng đến công việc toàn thời gian

Cuối cùng, hãy nhớ rằng công việc hàng ngày mới là nguồn thu nhập chính, là ưu tiên số một của bạn. Vì thế, đừng làm bất cứ điều gì khiến nó bị ảnh hưởng, bạn vẫn cần nó để duy trì cuộc sống trong khi phát triển công việc kinh doanh tự do của mình. Có rất nhiều điều bạn cần tránh, bao gồm:

- Vi phạm bất kỳ hợp đồng hoặc thỏa thuận nào bạn đã ký với chủ lao động.

- Làm phần việc của công việc tự do trong giờ làm việc full-time chính thức

- Sử dụng tài nguyên, nguồn dữ liệu và cơ sở vật chất của công ty phục vụ cho công việc tự do

(Frombrandtoicon)

(3 ratings)

Tags: làm việc, bắt đầu, full-time, writer