Người đăng: FBTI   Ngày: 22/10/2019   Lượt xem: 1548

Làm thế nào để tối ưu hóa website khi sử dụng Google? Google sử dụng tới hơn 200 yếu tố xếp hạng phổ biến, thậm chí vào năm 2010 còn có nhiều ý kiến cho rằng con số này là 10.000. Không ai trong chúng ta có thể biết chính xác tất cả 200 yếu tố này là gì, tuy nhiên chúng ta có thể biết một vài trong số đó.

Làm thế nào để tối ưu hóa website khi sử dụng Google?

1. Khả năng thu thập dữ liệu

Trước khi Google bắt đầu xem xét và xếp hạng nội dung của bạn thì nó cần biết rằng nội dung đó có tồn tại. Google sử dụng nhiều phương pháp phát hiện các nội dung mới trên web, nhưng phương pháp chính đó là crawling (thu thập dữ liệu). Để nói một cách đơn giản hơn, crawling là nơi Google khám phá ra những trang mà họ chưa biết đến thông qua việc theo dõi các đường dẫn từ những trang họ đã biết trước đó.

Để làm được điều này, họ sử dụng một chương trình máy tính có tên gọi là Nhện.

Cụ thể hơn thì trang chủ của bạn cần có một liên kết ngược (backlink) từ một trang web đã có sẵn trong chỉ mục (index) của Google. Lần tới, khi họ thu thập thông tin từ trang web này, Google sẽ theo liên kết ngược đó để phát hiện ra trang chủ của bạn và thêm vào chỉ mục của họ. Từ đó, họ sẽ làm điều tương tự với các liên kết có trên trang chủ này để tìm và khám phá ra các trang web khác của bạn.

Từ cách làm việc này, chúng ta có thể nhìn thấy một số yếu tố có nguy cơ trở thành “rào cản” trong quá trình thu thập dữ liệu của Google.

- Liên kết nội bộ kém: Google dựa vào các liên kết nội bộ để thu thập (crawl) tất cả các trang khác của bạn. Vì thế, những trang không có liên kết nội bộ sẽ không được tìm thấy và thu thập.

- Các liên kết nội bộ không được theo dõi: Các liên kết nội bộ với các thẻ không được theo dõi sẽ không được Google thu thập.

- Các trang không được lập chỉ mục (noindex): Bạn có thể loại trừ các trang khỏi chỉ mục của Google bằng cách sử dụng các thẻ noindex meta hoặc sử dụng tiêu đề HTTP. Nếu các trang của bạn chỉ có liên kết nội bộ từ các trang không được lập chỉ mục thì Google khó có thể tìm thấy trang của bạn.

- Chặn trong robots.txt: Robots.txt là một tệp văn bản cho Google biết nơi có thể và không thể tới trong trang web của bạn. Nếu các trang bị chặn trong tệp này, nó sẽ không được Google thu thập.

2. Thân thiện với thiết bị di động

Theo thống kê, 63% lượt tìm kiếm trên Google đến từ các thiết bị di động và con số này đang tăng lên hàng năm. Với con số trên thì có lẽ không có gì ngạc nhiên khi vào năm 2016, Google công bố tăng thứ hạng cho các web thân thiện với thiết bị di động khi người dùng sử dụng thiết bị di động để truy vấn. Thêm vào đó, năm 2018, Google cũng chuyển sang lập chỉ mục “ưu tiên thiết bị di động” (mobile-first indexing), nghĩa là giờ đây họ sẽ sử dụng phiên bản di động để lập chỉ mục và xếp hạng cho trang web của bạn.

Theo các thống kê từ Adobe: Trong số 10 người dùng thì có tới 8 người sẽ ngừng truy cập các trang web không tương thích trên thiết bị của họ. Nói cách khác, mọi người sẽ có xu hướng nhấn “quay lại” khi vào các trang web có giao diện “máy tính” trên điện thoại di động.

Google luôn muốn làm cho người dùng hài lòng, vì vậy các trang chưa được tối ưu hóa cho thiết bị di động có thể đi ngược với chủ trương này của họ. Ngay cả khi nội dung trên trang của bạn xếp hạng top và thu hút được nhiều lượt truy cập nhưng giao diện của trang chưa được tối ưu thì vẫn là chưa đủ để giữ người dùng ở lại và tiếp cận với nội dung trên trang của bạn.

Bạn có thể kiểm tra mức độ thân thiện với các thiết bị di động cho trang của bạn bằng cách sử dụng công cụ có sẵn của Google hoặc thuê các chuyên gia để thiết kế lại giao diện trang.

3. Tốc độ tải trang (Pagespeed)

Tốc độ tải trang là một yếu tố để Google xếp hạng các trang web. Như đã nói bên trên, Google luôn muốn làm hài lòng người dùng của mình. Và rõ ràng nếu người dùng truy cập vào một trang web có tốc độ tải quá chậm, họ sẽ không cảm thấy hài lòng. Để kiểm tra tốc độ tải trang của mình, bạn có thể sử dụng công cụ Google’s Pagespeed Insights.

4. Mục đích tìm kiếm (Search Intent)

Hãy tìm một từ khóa hoặc nhiều từ khóa mà bạn muốn xếp hạng chúng một cách dễ dàng. Bọn có thể copy chủ đề vào các công cụ nghiên cứu từ khóa như: Ahrefs Keywords Explorer, sau đó kiểm tra mức độ phổ biến của các từ khóa thuộc chủ đề này.

Làm thế nào để tối ưu hóa yếu tố này?

- Phân loại nội dung: Các kết quả tìm kiếm là bài viết trên blogs, trang về sản phẩm, trang phân loại, landing pages hay còn gì khác?

- Cấu trúc, định dạng bài viết: Google thường ưu tiên xếp hạng các bài viết hướng dẫn cách làm, bài viết kiểu liệt kê danh sách, so sánh, trình bài quan điểm hay thứ gì đó khác?

- Mức độ độc đáo của nội dung: Một chủ đề chung chung hay một bài viết về lợi điểm bán hàng độc nhất sẽ xếp hạng cao hơn? Hãy chú ý đến những gì mà người tìm kiếm quan tâm nhất.

5. Liên kết dẫn ngược (Backlinks)

Thuật toán xếp hạng của Google dựa trên một nền nảng gọi là PageRank. Nói một cách đơn giản, backlinks được sử dụng như một loại “phiếu bầu”. Tức là các trang có nhiều backlinks hơn sẽ được xếp hạng cao hơn.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự tương quan giữa các tên miền giới thiệu với lượng tìm kiếm thông thường (không mất phí). Điều đó càng cho thấy vai trò quan trọng của backlinks khi bạn muốn trang web của mình tham gia bất cứ xếp hạng nào.

Có rất nhiều cách thiết lập các liên kết, tuy nhiên nếu bạn là người mới, hãy tập trung vào thiết lập liên kết với nội dung thông tin tốt nhất của bạn. (Ví dụ một bài blog hoặc một công cụ miễn phí).

Dưới đây là một cách thiết lập liên kết mà bạn có thể tham khảo:

Tìm kiếm từ khóa mục tiêu của bạn trên Google, sau đó tìm những trang web không “tốt” bằng trang web của bạn. Tiếp theo, dán URL của trang web đó vào các công cụ kiểm tra backlink miễn phí để thấy top 100 đường dẫn. Cuối cùng cân nhắc tiếp cận với những người này, nêu ưu điểm trang web của bạn và thuyết phục họ trao đổi liên kết với bạn thay vì các trang web kia. Chiến thuật này thường được biết đến với cái tên “Skyscraper Technique” (Tạm dịch là Kỹ thuật nhà chọc trời).

6. Uy tín

Không phải tất cả các backlinks đều tạo ra hiệu quả như nhau. Sở dĩ có sự chênh lệch về hiệu quả này là do nguyên lý hoạt động của PageRank. Theo đó, các liên kết ngược từ các trang có uy tín cao hơn sẽ hoạt động tốt hơn các liên kết từ các trang có uy tín thấp.

Tuy nhiên, vào năm 2016, Google đã ngừng công khai điểm số PageRank. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không thể biết được mức độ uy tín của một trang web như trước nữa. May mắn thay, bạn có thể dựa vào một số số liệu liên quan khác, để xác định mức độ này, một trong số đó là Xếp hạng URL của Ahrefs.

Xếp hạng URL chạy trên thang điểm từ 0 đến 100 và tính điểm dựa vào cả chất lượng cũng như số lượng của các backlinks dẫn đến một trang web. Và cách tốt nhất để phân tích mức độ cạnh tranh của các backlinks là dựa vào cột UR trong báo cáo của Backlinks.

Tất nhiên, backlinks không phải là cách duy nhất để bạn gia tăng uy tín cho một trang web. Xếp hạng URL còn dựa trên các liên kết nội bộ, tức là bạn có thể thiết lập các liên kết ngược từ các page này sang page khác trong cùng site của mình để tăng mức độ uy tín cho mỗi site. Vì thế, nếu muốn tăng mức độ uy tín của bất cứ page nào hãy xem xét và thiết lập các liên kết nội bộ, đặc biệt là từ các pages đã có uy tín hơn.

Chiến thuật này cho phép bạn gia tăng uy tín cho các pages mang tính thương mại, các page về sản phẩm dựa vào việc xây dựng các nội dung trên các pages khác của site.

7. Chất lượng nội dung

Google luôn xếp hạng dựa trên các kết quả hữu ích và đáng tin cậy nhất đối với người dùng. Vì vậy họ xem xét các yếu tố liên quan đến chuyên môn (expertise), sự uy tín (authoritativeness) và mức độ tin cậy (trustworthiness), gọi tắt là EAT.

Một số cách bạn có thể làm để nâng cao chất lượng nội dung trên trang của bạn như là:

  • Lối hành văn đơn giản, dễ hiểu
  • Sử dụng các câu văn và đoạn văn ngắn
  • Thêm các nguồn hữu ích vào nội dung của bạn
  • Thêm các hình ảnh, video, trích dẫn,... vào bài viết của bạn

Nói chung, nội dung trên trang của bạn càng thân thiện với người dùng bao nhiêu thì bạn càng dễ tiếp cận với họ bấy nhiêu.

(Nguồn Frombrandtoicon)

(3 ratings)

Tags: tối ưu hóa, sử dụng, seo, Google, website