Người đăng: Thu Trang   Ngày: 21/06/2020   Lượt xem: 3094

Headline của một bài viết còn quan trọng hơn cả phần nội dung. Nếu bạn có 10 đồng cho ngân sách quảng cáo thì bạn cần phải chi 8 đồng cho headline. Bạn viết được một headline hiệu quả, thì cơ bản bạn đã có một bài viết tốt.

Thực tế, một cái tít (#headline) cần hội tụ được cả 3 yếu tố: (1) Gây tò mò, (2) Chạm đến cảm xúc, (3) Thỏa mãn độc giả. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 7 gợi ý viết Headline hiệu quả có thể áp dụng thực tế.

1. Phương pháp "How to - Cách thức thực hiện"

Phương pháp "How to - Cách thức thực hiện" yêu cầu bạn viết nên một điều gì đó thể hiện giải pháp hữu ích, khách quan và mang tính chất chỉ dẫn cho người đọc.

Ví dụ:

- Bí quyết trang điểm cho phụ nữ trung niên

- Làm thế nào để thưởng thức một tô phở ngon chỉ với 25k

- Cách viết headline thu hút người đọc?

2. Phương pháp giải thích

Phương pháp giải thích yêu cầu bạn đặt headline một cách trực diện, thẳng thắn, thể hiện "what - why" sản phẩm mang lại. Nghĩa là bạn cần giải thích được lợi thế độc tôn hoặc một lợi ích nào đó mà khách hàng quan tâm.

Ví dụ:

- Camera phone 41MP

- 7 lý do con trẻ thường bị khủng hoảng tuổi lên ba

- Headline: Bắt đầu bằng một tiếng súng

- Câu đầu tiên: Phớt lờ hay đi tiếp

3. Phương pháp tin tức thời sự

Với phương pháp tin tức thời sự bạn cần thể hiện được sự nóng hổi, tính xu hướng, thời thượng cho người xem.

Ví dụ:

- Son môi XYZ đã có mặt tại Việt Nam

- Khai trương cửa hàng Uniqlo tại LandMark 81

- Những góc nhìn mới trong phương pháp đào tạo lãnh đạo

- Căn hộ ABC mới chính thức được chào bán với giá siêu hot

4. Phương pháp đặt câu hỏi kích thích

Phương pháp này yêu cầu bạn đặt câu hỏi trong headline. Điều này sẽ khiến người đọc tò mò và muốn tìm lời giải trong bài viết.

Ví dụ:

- Cùng một bộ váy, tại sao 3 người phụ nữ lại có 3 phong cách khác biệt hoàn toàn?

- Liệu phong cách lãnh đạo "Lòng tham - Nỗi sợ" có còn hiệu quả"?

- Tại sao Website mới là kênh bạn cần tập trung chủ đạo?

5. Phương pháp gây shock

Phương pháp gây shock khiến khách hàng cảm giác lạ lạ, ấn tượng mạnh bởi lối tư duy không chính thống, độc đáo.

Ví dụ:

- Chỉ làm việc 4 giờ mỗi tuần

- Những gì bạn biết về thời gian đều là sai lầm

- Chăm chỉ: con đường đi vào ngõ cụt

6. Phương pháp cảm nhận khách hàng

Phương pháp cảm nhận khách hàng mang tính hội thoại, thể hiện được nét cá tính riêng, cảm giác đời thường, như đối thoại trực tiếp với độc giả.

Ví dụ:

- Cay đến chảy nước mắt, đúng vị tôi thích!

- Tôi đã thay đổi hiệu quả kinh doanh của mình chỉ bằng 3 bí quyết trưng bày đơn giản!

- Money keeper của tôi rất, rất, rất khác!

7. Phương pháp lợi ích - giải pháp

Nếu bạn chưa đủ tự tin để cho ra những tiêu đề chất, sốc, ăn tiền, thì hãy sử dụng phương pháp này như một liều thuốc an toàn cho bài viết. Phương pháp này yêu cầu bạn đưa ra lợi ích cho khách hàng và chứng minh bằng một giải pháp cụ thể. Nói đơn giản hơn là phải có con số và lợi ích.

Ví dụ:

- Thưởng thức 13 khẩu vị không thể quên khi đến nhà hàng xyz

- Có đến 17 lý do khác biệt bạn cần đọc ngay cuốn sách này

- Làm chủ 3 bước sở hữu làn da trắng không tì vết

- Thỏa mãn 3 cấp độ người đọc Content

- Nắm vững 7 phần của một bài viết

(Theo BrandCamp.asia)

(10 ratings)

Tags: writer, headline, content