Người đăng: Hobby   Ngày: 26/06/2019   Lượt xem: 5099

3 mẹo tư duy trực quan sẽ giúp bạn trở thành một Writer xuất sắc - Các bạn đã bao giờ đọc một bài đăng blog và tự hỏi: “Thông điệp của bài viết này là gì?” hay “Tôi đã học được gì từ bài viết này?” hoặc thậm chí bạn đã tắt đi ngay khi đọc hết đoạn đầu tiên.

Thu hút độc giả tham gia vào bài viết của bạn từ đầu đến cuối một cách say sưa là một công việc không hề dễ dàng. Độc giả của chúng ta hầu hết luôn bị phân tâm. Vậy chúng ta phải làm gì?

3 mẹo tư duy trực quan sẽ giúp bạn trở thành một Writer xuất sắc

Có một cách thú vị giúp “giữ chân” độc giả của bạn mà tôi muốn chia sẻ ngày hôm nay, đó là: áp dụng các công cụ tư duy trực quan vào bài viết của bạn.

Các writers đã từng nghe nói đến việc vẽ tranh bằng từ ngữ chưa? Chà, đó chỉ là một phần nhỏ của tư duy trực quan. Bắt đầu tìm hiểu nhé!

Mục lục:


Tư duy trực quan là gì?

Tư duy trực quan mang nghĩa rộng hơn là việc mô tả các chi tiết sống động.

Cả hai kỹ năng tư duy trực quan: Vẽ tranh & Sáng tạo bản đồ có thể giúp chúng ta cải thiện khả năng viết và thu hút độc giả. Tư duy trực quan được vận hành một cách tự nhiên, ngay cả đối với các nhà văn. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Harvard cho thấy ngay cả khi chúng ta cố gắng suy nghĩ bằng lời nói, hình ảnh vẫn xuất hiện trong tâm trí chúng ta.

Hơn nữa, tư duy trực quan thậm chí có thể thúc đẩy sự sáng tạo của bạn.

Nghiên cứu tường thuật (Narrative Research) chỉ ra rằng sự sáng tạo bắt đầu phát triển khi tư duy hình ảnh và tư duy ngôn ngữ gặp nhau. Vậy bạn có muốn sử dụng tư duy trực quan để cải thiện bài viết của mình không?

1. Vạch ra hành trình của bạn (Bản đồ viết)

Là một người viết, bạn cũng đồng thời là một mentor (cố vấn) cho độc giả của mình.

Bạn nói với họ rằng bạn hiểu vấn đề của họ, bạn đưa ra lời khuyên và phương pháp để giải quyết chúng, và bạn khuyến khích, truyền cảm hứng để họ thực hiện lời khuyên của bạn.

Mỗi bài viết trên blog giống như một tuyến đường mà bạn cần viết để hướng dẫn độc giả sao cho họcó thể tìm đến một điểm đến thú vị nào đó.

Một số writers yêu thích việc tạo ra các bản đồ chi tiết. Trước khi bắt đầu viết, họ sẽ vẽ ra một bản đồ mô tả tuyến đường đi theo cách chi tiết, sau đó họ viết bản nháp đầu tiên.

Nhiều writers khác lại thích khám phá mà chưa cần có bản đồ. Họ bắt đầu viết và chờ đợi điểm kết thúc của mình là ở đâu. Chỉ sau khi họ dừng lại ở bản nháp đầu tiên, họ sẽ vẽ bản đồ để kiểm tra xem tuyến đường của mình đi có hợp lý hay không.

Nhưng những writer khác lại ở trường hợp lưng chừng: họ thích vẽ bản đồ, nhưng nó lại không chi tiết. Họ chỉ đơn giản là viết lại một danh sách các câu hỏi hoặc các gạch đầu dòng để lên kế hoạch viết.

Nhiều nhà văn rơi vào giữa. Họ thích một bản đồ, nhưng nó không cần phải chi tiết. Họ ghi lại một danh sách các câu hỏi hoặc gạch đầu dòng để lên kế hoạch viết.

Không quan trọng bạn phải là một nhà thám hiểm hay một người am hiểu địa lý mới có thể tạo ra những tấm bản đồ của riêng mình. Chỉ cần bạn hiểu bạn đang đi đâu và làm gì:

- Hãy tưởng tượng độc giả của bạn - Loại vấn đề nào bạn có thể giúp họ giải quyết?
- Trực quan hóa điểm đến của bạn - Hướng đi này khiến độc giả của bạn cảm thấy thế nào?
- Hình dung các bước mà độc giả của bạn phải thực hiện, từ hiện tại đến nơi anh ta có thể đến.
- Hãy tưởng tượng độc giả của bạn làm theo lời khuyên của bạn. Anh ta có thể mắc lỗi gì? Khi nào anh ta có thể phản bác lại đề xuất của bạn.

Bằng cách vạch ra hành trình của bạn, nội dung của bạn sẽ đi đúng hướng và bạn có thể định hướng người đọc đến điều mà bạn mong muốn.

2. Biến bản đồ của bạn thành một cuốn truyện tranh

Thiết lập bản đồ cho một cuộc hành trình đòi hỏi một kỹ năng tư duy trực quan nhạy bén. Nhưng để thu hút độc giả của bạn, bạn cũng cần phác họa những bức tranh sống động trong tâm trí họ.

Để phác họa những hình ảnh sống động trong tâm trí người đọc của bạn, hãy tưởng tượng mình là một tác giả truyện tranh. Làm thế nào mà bạn trực quan hóa bài đăng trên blog? Và kiểu tranh nào bạn sẽ áp dụng để vẽ?

- Tưởng tượng độc giả của bạn ngay trong cảnh mở đầu - Anh ta đang gặp vấn đề với cái gì? Nó khiến anh ta cảm thấy thế nào? Và hành động của anh ta thể hiện cảm xúc gì?

- Minh họa từng lời khuyên của bạn bằng một ví dụ để người đọc có được bức tranh cụ thể về cách thực hiện lời khuyên của bạn

- Trực quan hóa người đọc của bạn và xem xét những gì có thể ngăn anh ta thực hiện lời khuyên của bạn, đừng quên khuyến khích anh ta hành động.

Nếu không có hình ảnh sống động, một bài đăng blog sẽ trở nên chung chung và nhàm chán. Và nếu không có bản đồ rõ ràng, độc giả của bạn sẽ đi chệch hướng đến thông điệp của bạn.

Vì vậy, bạn cần cả hai bộ kỹ năng tư duy trực quan để thu hút độc giả.

3. Sử dụng phép ẩn dụ để giải thích các chủ đề trừu tượng

Các phép ẩn dụ dùng để so sánh hai chủ đề khác nhau và chúng đặc biệt hữu ích để so sánh sự trừu tượng với các ý tưởng cụ thể.

Tác giả Ron Friedman giải thích khái niệm của “Sự đa nhiệm” (Nghĩa là làm nhiều việc cùng một lúc) qua ví dụ sau: “Giả sử mỗi khi một loại gia vị/ đồ ăn trong bếp của bạn hết, dầu ăn, muối, hạt tiêu, cà chua, hành, tỏi v.v. phản ứng theo bản năng của bạn là bỏ mọi thứ và chạy ngay đến cửa hàng tạp hóa. Bạn sẽ tốn bao nhiêu thời gian? Bao nhiêu tiền cho xăng chạy xe và điều gì sẽ xảy ra với món ăn còn dở dang ở nhà của bạn? Và bạn có còn tập trung nấu nướng như ban đầu?

Chúng ta đều công nhận sự không hiệu quả của phương pháp này. Nhưng đáng ngạc nhiên, chúng ta thường làm việc theo cách đó.”

Friedman so sánh khái niệm trừu tượng của đa nhiệm với khái niệm cụ thể về mua sắm tạp hóa để giải thích tính không hiệu quả của sự đa nhiệm.

Và sự đa nhiệm được giải thích một cách lý thuyết như sau (Theo hrc.com.vn): “Không thể phủ nhận một điều, chúng ta luôn có thể làm nhiều việc một lúc. Bạn có thể vừa nói chuyện điện thoại, vừa làm bài tập, điều đó là bình thường.

Nhưng!

Vấn đề ở đây là bạn không thể tập trung vào nhiều công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Tương tự như hệ điều hành máy tính, đa nhiệm chỉ giúp chúng ta luân chuyển qua lại các công việc với nhau mà thôi.

Sẽ không có vấn đề gì xảy ra cả nếu bộ não chúng ta có thể mượt mà di chuyển qua lại giữa các công việc, nhưng sự thực là nó không làm được như thế. Đa nhiệm luôn bắt chúng ta phải trả giá cho mỗi lần chúng ta dừng công việc này và nhảy sang một cái khác. Theo tâm lý học, sự trả giá đó được gọi là switching cost hay chi phí chuyển hướng.”

Để mơ về phép ẩn dụ của riêng bạn, hãy ghép một tình huống trừu tượng vào một khung cảnh cụ thể.

(Nguồn HW2P)

(0 ratings)

Tags: mẹo, tư duy, giúp bạn, xuất sắc