Người đăng: Hobby   Ngày: 02/07/2019   Lượt xem: 1467

6 điều bạn cần xem trước khi tạm ngưng việc tạo chiến lược nội dung của bạn: Chào tháng 7 với những chủ đề thú vị và mới mẻ xoay quanh việc viết lách của tôi. Tuần đầu tiên, dành tặng các bạn một bài viết về “Content Strategy” (Chiến lược nội dung).

Một điều quan trọng khi nói đến chiến lược nội dung: NGHIÊN CỨU.

Khi đánh giá về những sản phẩm viết bạn cung cấp, những chuyên gia thường đánh giá về nguồn bạn sao chép và tham khảo hay nói cách khác là những thông tin mà bạn sẽ cung cấp trong phần chiến lược nội dung.

Họ sẽ không tập trung vào việc bạn đã “ăn cắp” nội dung hay không, mà họ chú ý đến các nội dung đã được nghiên cứu và cách bạn chọn lọc thông tin để đưa vào bài viết của mình.

6 điều bạn cần xem trước khi tạm ngưng việc tạo chiến lược nội dung của bạn

Thông thường rất dễ để phát hiện ra sự hạn chế thông tin trong bài viết của bạn. Và điều này dẫn bạn đến một chiến lược nội dung có tên DOA: Dead on Arrival (Thuật ngữ miêu tả tình huống chiến lược nội dung của bạn không được phê duyệt bởi cấp trên).

Dưới đây là 6 lĩnh vực bạn nên nghiên cứu để tránh điều đó, để việc tiếp thị nội dung của bạn trở nên hiệu quả và thu hút sự chú ý của độc giả.

Mục lục:


1. Khách hàng

Lưu ý: Khách hàng ở đây có nghĩa là các công ty, tổ chức chuyên nghiệp v.v. mua sản phẩm, dịch vụ từ bạn và bán nó cho những người mua hàng của họ. Hay chính xác hơn họ là những người sử dụng dịch vụ viết của bạn với mục đích thương mại.

Nghiên cứu của bạn nên được bắt đầu và kết thúc với chủ đề này.

Và hãy tìm hiểu một vài khách hàng bạn cho là tiềm năng bằng cách nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông xã hội, đọc những gì mọi người nói về công ty hoặc các sản phẩm của họ.

Tiếp đó, hãy tìm hiểu sâu hơn về những mong muốn, điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, tạo ra một chiến lược “thấu cảm” để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm đáp ứng đúng nhu cầu của họ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Và sau đó bạn lại tiếp tục hiểu khách hàng của bạn. Cho tới khi phát ngán thì thôi!

Khách hàng sẽ sớm liên hệ với bạn :>

2. Đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu cả về đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty cạnh tranh với các sản phẩm tương tự cho cùng một nhóm khách hàng. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp sẽ khó tìm hơn một chút.

Ví dụ: Bạn là một người buôn rượu vang.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn tất nhiên là những cửa hàng rượu vang, nhà máy rượu vang. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp của bạn có thể là những người bán các loại rượu vang khác hoặc có thể là những người bán các loại thuốc gây thư giãn và hưng phấn (ví dụ như cần sa)

Công việc của bạn - trên cương vị là một nhà tiếp thị nội dung, là hiểu được mọi nhu cầu của thị trường. Và sau đó đưa ra một đề xuất giá trị cho phần chiến lược nội dung và khiến nó gây ấn tượng với khách hàng của bạn.

Và nếu bạn cảm thấy công việc này thực sự không dễ dàng?

Thì bạn đã đúng rồi đấy!

3. Công ty và sản phẩm của công ty

Bước tiếp theo là tìm hiểu kỹ càng mọi thứ về công ty và sản phẩm bạn đang làm việc.

Điều này rất cần thiết và yêu cầu sự rõ ràng, thẳng thắn. Hãy nói chuyện với giám đốc điều hành, nhân viên bán hàng, nhà phát triển, kỹ sư, nhóm dịch vụ khách hàng và nhân viên trợ giúp.

Đừng quên đọc những lời đánh giá và những trao đổi email trong mục dịch vụ khách hàng. Sau đó hãy đặt câu hỏi:

- Khách hàng đều tương tác và mua hàng trên một trang mạng xã hội?
- Những điểm mà khách hàng thường không hài lòng khi mua hàng?
- Làm thế nào bạn có thể tạo một thông điệp thống nhất từ những quan điểm khác nhau?

Tiếp theo, sử dụng sản phẩm bằng cách đưa nó cho gia đình và bạn bè của bạn sử dụng. Lắng nghe những gì họ nói về sản phẩm và so sánh ý kiến của công ty và người dùng khi nói về sản phẩm?

4. Kênh

Bạn sẽ hiểu được cách thức để thúc đẩy việc bán sản phẩm thông qua việc tìm hiểu các sản phẩm được mua từ công ty đến khách hàng.

- Làm thế nào để một khách hàng tiềm năng tìm thấy sản phẩm?
- Có bao nhiêu kênh phân phối (phương thức nhận sản phẩm thực tế trong tay khách hàng)? Các kênh đó có đáng tin cậy không?
- Các kênh đã được thử nghiệm chưa? Có thường xuyên không?

Sau đó, bạn cần phải hiểu những gì xảy ra sau khi bán hàng.

- Mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm?
- Sự hài lòng của khách hàng có được đảm bảo không? Có chính sách hoàn trả không?
- Liệu khách hàng của giới thiệu sản phẩm của bạn với bạn bè của họ? Bạn sẽ làm cách nào để thúc đẩy điều này?

5. Xu hướng trong lĩnh vực bạn làm

Các xu hướng (lâu dài, phổ biến hay ổn định) là gì?

Hãy chú ý đến những nhận định suy nghĩ của các nhà lãnh đạo, các nguồn tin tức, báo đài, các tài khoản truyền thông xã hội và các cuộc hội thoại xảy ra tại các quán bar và hành lang của các hội nghị lớn.

Theo dõi các tạp chí thương mại có liên quan, tạp chí người tiêu dùng và blog. Để mắt đến luật pháp địa phương, điều có thể ảnh hưởng đến công ty và sản phẩm.

Thông thường những tin tức lớn sẽ xuất hiện nhanh chóng và tràn lan trên mạng xã hội, nhưng nếu bạn là người chủ động và nhanh trí, bạn có thể kết nối với những người tạo ra thông tin để đi trước một bước so với các đối thủ cạnh tranh và đón đầu sự thay đổi trên thị trường trước những người khác.

6. Các sự kiện lớn trên thế giới

Cuối cùng, trên thế giới đang diễn ra những sự kiện gì?

Có sự kiện nào ở Đông Nam Á có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn không? Có thể bạn đang có một thị trường khá lớn trong lĩnh vực mà bạn muốn khai thác nhưng một cuộc suy thoái kinh tế đã vừa xảy ra.

Hoặc có lẽ có những bất ổn chính trị có thể làm đảo lộn sự cân bằng của tự do Internet.

Ai biết? Chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Vì vậy, “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” - hãy nắm bắt thông tin kịp thời và đừng mất cảnh giác.

May mắn thay, việc bám sát các sự kiện hiện tại là một quá trình khá đơn giản nếu bạn theo dõi các tờ báo lớn trực tuyến và / hoặc nghe podcast hoặc nội dung âm thanh khác về tin tức thế giới.

(Nguồn HW2P)

(0 ratings)

Tags: viết nội dung, chiến lược, tạm ngưng, cần xem, nội dung, content